Đề thi THPTQG Trường THPT Xuân Đỉnh Hà Nội Môn: Giáo dục công dân Năm 2020

1.

Nội dung nào không phải là đặc trưng của pháp luật?

A:

Có tính quy phạm phổ biến.

B:

Có tính quyền bắt buộc chung.

C:

Có tính chặt chẽ về mặt hình thức.

D:

Có tính chỉ đạo chung.

Đáp án: D

2.

Pháp luật là:

A:

Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện .

B:

Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.

C:

Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hànhvà được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

D:

Hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Đáp án: C

3.

Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống,
trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân,tổ chức là

A:

sử dụng pháp luật.

B:

tuân thủ pháp luật.

C:

áp dụng pháp luật.

D:

thực hiện pháp luật.

Đáp án: D

4.

Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi do
hành vi vi phạm pháp luật của ai gây ra ?

A:

Cá nhân, tổ chức đó.

B:

Người khác.

C:

Cơ quan.

D:

Xã hội.

Đáp án: A

5.

Phát triển kinh tế là

A:

Sự tăng lên về số lượng và chất lượng sản phẩm

B:

Sự tăng trưởng về kinh tế gắn với nâng cao chất lượng cuộc sống

C:

Sự tăng trưởng kinh tế bền vững

D:

Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội

Đáp án: D

6.

Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa là gì?

A:

Xã hội chủ nghĩa

B:

Chủ nghĩa xã hội

C:

Xã hội của dân

D:

Xã hội dân chủ

Đáp án: B

7.

Tuổi kết hôn của công dân theo quy định của pháp luật là :

A:

Nữ t đủ16 tuổi, nam t đủ 18 tuổi.

B:

Nữ t đủ 20 tuổi, nam t đủ 22 tuổi.

C:

Nữ t đủ 18, nam t đủ 20 trở lên.

D:

Nữ t đủ 22 tuổi, nam t đủ 24 tuổi.

Đáp án: C

8.

Nữ t đủ 22 tuổi, nam t đủ 24 tuổi.

A:

tôn trọng và bảo vệ.

B:

tôn trọng và tạo điều kiện phát triển.

C:

bảo vệ và phát triển.

D:

tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

Đáp án: D

9.

Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A:

Cố ý đánh người gây thương tích.

B:

Bịa đặt điều xấu về bạn bè.

C:

Chiếm đoạt tài sản của người khác.

D:

Tự ý bắt người khi nghi ngờ phạm tội.

Đáp án: D

10.

Tự ý vào chỗ ở của người khác là vi phạm

A:

quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B:

quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C:

quyền tự do ngôn luận.

D:

quyền bảo đảm về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Đáp án: B

11.

Tự ý bóc mở thư của người khác là vi phạm

A:

quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B:

quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C:

quyền tự do ngôn luận.

D:

quyền bảo đảm về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Đáp án: D

12.

Hiến pháp nước ta quy định người có độ tuổi nào dưới đây có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân?

A:

Đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và ứng cử.

B:

Đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử.

C:

Nam đủ 20 tuổi trở lên và nữ đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và ứng cử.

D:

Đủ 20 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử và bầu cử.

Đáp án: B

13.

Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân thuộc quyền nào dưới đây?

A:

Quyền bầu cử.

B:

Quyền bầu cử và ứng cử.

C:

Quyền khiếu nại, tố cáo.

D:

Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Đáp án: D

14.

Quyền học tập của công dân được thể hiện ở nội dung nào dưới đây ?

A:

Mọi công dân đều được sống trong môi trường thuận lợi.

B:

Mọi công dân đều có quyền hưởng thụ thành tựu văn hóa.

C:

Mọi công dân đều được tự do nghiên cứu khoa học.

D:

Mọi công dân đều có quyền học tập không hạn chế.

Đáp án: D

15.

Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền sáng tạo của công dân?

A:

Mọi công dân đều có quyền sáng tạo.

B:

Chỉ những người lao động trí óc mới có quyền sáng tạo.

C:

Chỉ nhà khoa học mới có quyền sáng tạo.

D:

Những người đam mê khoa học mới có quyền sáng tạo.

Đáp án: A