Đề thi THPTQG Trường THPT Tiền Phong Hà Nội Môn: Giáo dục công dân Năm 2020

1.

Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở:

A:

tính quyền lực, bắt buộc chung.

B:

tính cơ bản.

C:

tính hiện đại.

D:

tính truyền thống.

Đáp án: A

2.

Các văn bản luật và dưới luật đều phải phù hợp với Hiến pháp thuộc đặc trưng pháp luật nào dưới đây?

A:

Tính quyền lực, bắt buộc chung.

B:

Tính quy phạm phổ biến.

C:

Tính hiện đại.

D:

Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Đáp án: D

3.

Hành vi gây rối trật tự công cộng là hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A:

hành chính.

B:

kỉ luật

C:

hình sự .

D:

dân sự

Đáp án: A

4.

Mỗi hành vi vi phạm pháp luật phải chịu ít nhất một loại trách nhiệm pháp lý. Phát biểu trên thể hiện nội dung nào dưới đây ?

A:

Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

B:

Quyền của công dân.

C:

Nghĩa vụ của công dân.

D:

Quyền và nghĩa vụ của công dân.

Đáp án: A

5.

Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của

A:

kinh tế.

B:

sản xuất.

C:

kinh doanh.

D:

cạnh tranh.

Đáp án: D

6.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội

A:

Bằng pháp luật

B:

Bằng chính sách

C:

Bằng đạo đức

D:

Bằng chính trị

Đáp án: A

7.

Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong

A:

quan hệ giữa vợ chồng và quan hệ giữa chồng với họ hàng nội, ngoại.

B:

quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.

C:

quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.

D:

quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

Đáp án: D

8.

Không được bắt người trong trường hợp nào dưới đây?

A:

Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

B:

Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn.

C:

Khi thấy ở người hoặc tại chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

D:

Nghi ngờ một người nào đó phạm tội.

Đáp án: D

9.

Thế nào là khám chỗ ở đúng pháp luật?

A:

Khi khẳng định có tội phạm đang lẩn trốn ở đó.

B:

Theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

C:

Khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.

D:

Khi có lệnh của người có thẩm quyền và thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Đáp án: D

10.

Đâu là hành vi vi phạm quyền bảo đảm về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

A:

Nhắn tin cho người khác.

B:

Gọi điện cho người khác.

C:

Đọc giúp thư cho người khác.

D:

Đặt máy nghe trộm điện thoại của người khác.

Đáp án: D

11.

Chủ thể nào dưới đây có quyền tố cáo?

A:

Tập thể.

B:

Tổ chức.

C:

Bất kỳ cơ quan nào.

D:

Công dân.

Đáp án: D

12.

Chủ thể nào có quyền sáng tạo?

A:

Mọi công dân.

B:

Người đam mê nghiên cứu và tìm tòi cái mới.

C:

Người làm nhiệm vụ nghiên cứu.

D:

Nhà khoa học.

Đáp án: A

13.

Công dân được tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật, đưa ra các phát minh sáng chế. Điều này thể hiên quyền

A:

học tập của công dân.

B:

sáng tạo của công dân.

C:

dân chủ của công dân.

D:

phát triển của công dân.

Đáp án: B

14.

Pháp luật quy định quyền học tập của công dân, nhằm đáp ứng và đảm bảo nhu cầu học tập của mỗi người, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, hướng tới một xã hội học tập. Đây là ý nghĩa quyền

A:

phát triển.

B:

sáng tạo.

C:

tự do.

D:

học tập.

Đáp án: D

15.

Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của

A:

giáo hội phật giáo.

B:

hội thánh tin lành.

C:

pháp luật.

D:

ban tôn giáo chính phủ.

Đáp án: C