Đề thi THPTQG Trường THPT Kim Anh Hà Nội Môn: Giáo dục công dân Năm 2020

1.

“Các văn bản quy phạm pháp luật phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa để được hiểu đúng, thực hiện chính xác” là đặc trưng nào sau đây của pháp luật ?

A:

Tính quy phạm phổ biến

B:

Tính quyền lực của pháp luật

C:

Tính bắt buộc chung của pháp luật.

D:

Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Đáp án: D

2.

Những quy tắc xử sự làm khuôn mẫu chung được áp dụng ở nhiều nơi, nhiều lần là biểu hiện đặc trưng nào của pháp luật dưới đây?

A:

Tính quy phạm phổ biến.

B:

Tính quyền lực bắt buộc chung.

C:

Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D:

Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.

Đáp án: A

3.

Anh A mở cơ sở kinh doanh và đã chủ động đăng ký khai thuế và nộp thuế. Anh A đã

A:

tuân thủ pháp luật.

B:

thi hành pháp luật.

C:

sử dụng pháp luật.

D:

áp dụng pháp luật.

Đáp án: B

4.

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân

A:

đều có quyền như nhau.

B:

đều có nghĩa vụ như nhau.

C:

đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.

D:

đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Đáp án: D

5.

Chính sách phát triển nền kinh tế mà Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện là gì?

A:

Kinh tế thị trường tự do cạnh tranh.

B:

Kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.

C:

Kinh tế thương mại tăng cường hội nhập.

D:

Kinh tế tư nhân theo hướng xã hội hóa.

Đáp án: B

6.

Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?

A:

Tôn trọng, độc lập, tự do, bình đẳng.

B:

Bình đẳng, tự do, tự nguyện.

C:

Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

D:

Chủ động, tích cực, trách nhiệm.

Đáp án: C

7.

Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động, bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động, bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ là bình đẳng

A:

trong kinh doanh.

B:

trong lao động.

C:

trong hôn nhân và gia đình.

D:

trong kinh tế.

Đáp án: B

8.

Khi thấy người khác phạm tội quả tang thì ai có quyền được bắt người?

A:

Công an.

B:

Quân đội.

C:

Dân phòng.

D:

Mọi công dân.

Đáp án: D

9.

“Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ.” là một nội dung thuộc

A:

bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

B:

khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

C:

nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

D:

ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.

Đáp án: C

10.

Đột nhập vào nhà người khác vào ban đêm hoặc lúc không ai có nhà là vi phạm quyền

A:

bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B:

bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

C:

được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D:

được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.

Đáp án: B

11.

Quyền bầu cử của công dân được hiểu là

A:

Công dân đang hưởng án treo.

B:

Mọi công dân đều có quyền bầu cử.

C:

Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.

D:

Công dân quan tâm đến chính trị của đất nước đều có quyền bầu cử.

Đáp án: C

12.

Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm quyền nào dưới đây?

A:

Quyền được sáng tạo.

B:

Quyền được tham gia hoạt động tập thể.

C:

Quyền được phát triển.

D:

Quyền tác giả.

Đáp án: C

13.

Ý nào sau đây không phải là nội dung quyền được phát triển của công dân?

A:

Được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về mọi mặt.

B:

Có mức sống đầy đủ về vật chất.

C:

Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe.

D:

Được tự do nghiên cứu khoa học.

Đáp án: D

14.

Những người học giỏi, tài năng có thể phấn đấu học tập, nghiên cứu để trở thành nhân tài cho đất
nước. Đây là ý nghĩa quyền nào của công dân?

A:

Bầu cử, ứng cử.

B:

Tự do cá nhân.

C:

Vì sự phát triển của con người.

D:

Học tập, sáng tạo và phát triển.

Đáp án: D

15.

Ý kiến nào dưới dây là không đúng về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ?

A:

Các tổ chức tôn giáo hợp pháp đều được nhà nước tôn trọng và bảo vệ.

B:

Các tổ chức tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ

C:

Các tôn giáo hợp pháp đều có quyền hoạt động theo quy định của pháp luật.

D:

Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình.

Đáp án: D