Đề thi THPTQG Trường THPT Sóc Sơn Hà Nội Môn: Giáo dục công dân Năm 2020

1.

Trong quá trình xây dựng pháp luật, Nhà nước luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đức phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào trong các quy phạm pháp luật là nội dung mối quan hệ giữa pháp luật với

A:

đạo đức.

B:

chính trị.

C:

văn hóa.

D:

kinh tế.

Đáp án: A

2.

Trong các phương tiện mà nhà nước dùng để quản lý xã hội thì phương tiện hữu hiệu nhất để nhà nước quản lý xã hội là

A:

kế hoạch.

B:

tổ chức.

C:

pháp luật.

D:

giáo dục.

Đáp án: C

3.

Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây mà chủ thể có thể lựa chọn việc làm hoặc không làm?

A:

Tuân thủ pháp luật.

B:

Sử dụng pháp luật.

C:

Áp dụng pháp luật.

D:

Thi hành pháp luật.

Đáp án: B

4.

Theo quy định của pháp luật, quyền của công dân không tách rời

A:

trách nhiệm của công dân.

B:

nghĩa vụ của công dân.

C:

lợi ích của công dân.

D:

quyền lợi của công dân.

Đáp án: B

5.

Đâu không phải là mục đích của cạnh tranh?

A:

Giành nguồn nguyên liệu.

B:

Giành ưu thế về khoa học.

C:

Giành thị trường.

D:

Giành thành tích.

Đáp án: D

6.

Một trong những nhiệm vụ của Giáo dục và Đào tạo là nâng cao

A:

dân trí.

B:

việc học.

C:

trình độ.

D:

hiểu biết

Đáp án: A

7.

Nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình là bình đẳng giữa

A:

vợ - chồng.

B:

ông bà – con cháu.

C:

cha mẹ - con cái.

D:

anh, chị, em.

Đáp án: A

8.

Giam giữ người quá thời hạn quy định là vi phạm quyền

A:

bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B:

được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.

C:

được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D:

bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Đáp án: A

9.

Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền

A:

bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B:

được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

C:

được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D:

tự do về thân thể của công dân.

Đáp án: B

10.

Khẳng định nào sau đây là đúng với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A:

Bất kỳ ai cũng có quyền khám xét chỗ ở của người khác nếu có chứng cứ người đó phạm tội.

B:

Cơ quan điều tra khám xét chỗ ở của công dân.

C:

Thủ trưởng cơ quan khám xét chỗ ở của nhân viên.

D:

Công an khám nhà của công dân khi có lệnh của tòa án.

Đáp án: D

11.

Quyền công dân tham gia quản lý Nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức Nhà nước là

A:

quyền tự do ngôn luận.

B:

quyền tự do báo chí.

C:

quyền tự do bầu cử.

D:

quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước.

Đáp án: D

12.

Quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng kiến,...là quyền

A:

sáng tạo.

B:

được tự do thông tin.

C:

tự do ngôn luận, tự do báo chí.

D:

phát triển.

Đáp án: A

13.

Công dân có quyền được khuyến khích bồi dưỡng để phát triển

A:

kĩ năng.

B:

trí tuệ.

C:

tư duy.

D:

tài năng.

Đáp án: D

14.

“Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để mọi công dân đều có cơ hội học tập” là ý nghĩa quyền nào dưới đây ?

A:

Công dân.

B:

Phát triển.

C:

Học tập.

D:

Sáng tạo.

Đáp án: C

15.

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là

A:

Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng.

B:

Các dân tộc được nhà nước và pháp luật bảo vệ.

C:

Các dân tộc được nhà nước tôn trọng, bảo vệ.

D:

Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và pháp luật tạo điều kiện phát triển.

Đáp án: D