Đề thi THPTQG Trường THPT Cổ Loa Hà Nội Môn: Giáo dục công dân Năm 2020

1.

Pháp luật Xã hội chủ nghĩa là pháp luật

A:

mang đậm bản chất giai cấp và xã hội.

B:

chịu ảnh hưởng sâu sắc của pháp luật tư sản.

C:

ra đời sau pháp luật phong kiến.

D:

dân chủ, tiến bộ nhưng còn mang nặng tư tưởng phong kiến.

Đáp án: A

2.

Pháp luật được hình thành trên cơ sở

A:

quan điểm chính trị.

B:

chuẩn mực đạo đức.

C:

quan hệ kinh tế- xã hội.

D:

quan hệ chính trị- xã hội.

Đáp án: B

3.

Nghị định 46 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được ban hành chính là hình thức thực hiện pháp luật nào?

A:

Thi hành pháp luật.

B:

Sử dụng pháp luật.

C:

Tuân thủ pháp luật.

D:

Áp dụng pháp luật.

Đáp án: D

4.

Quyền và nghĩa vụ của công dân được nhà nước quy định trong

A:

Hiến pháp.

B:

Hiến pháp và luật.

C:

Nghị định

D:

Luật và chính sách.

Đáp án: B

5.

Loại cạnh tranh nào dưới đây là động lực của nền kinh tế?

A:

Cạnh tranh trong nội bộ ngành.

B:

Cạnh tranh giữa người bán và người mua.

C:

Cạnh tranh giữa các ngành.

D:

Cạnh tranh lành mạnh

Đáp án: D

6.

Tài nguyên nào dưới đây thuộc loại tài nguyên không tái sinh?

A:

Rừng.

B:

Đất.

C:

Khoáng sản

D:

Sinh vật.

Đáp án: C

7.

Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là

A:

bình đẳng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, anh chị em với nhau

B:

bình đẳng giữa vợ và chồng, các thành viên trong gia đình

C:

các thành viên trong gia điình chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, cùng chăm lo đời sống gia đình

D:

bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng và các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc
dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau.

Đáp án: D

8.

Quyền tự do về thân thể và tinh thần thực chất là

A:

Quyền được pháp luật bảo hộ sức khỏe và tính mạng.

B:

Quyền được pháp luật bảo hộ nhân phẩm và danh dự.

C:

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

D:

Quyền được sống và được làm người với tư cách là thành viẽn của xã hội.

Đáp án: C

9.

"Công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm." là một nội dung thuộc

A:

ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công
dân.

B:

nội dung về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công
dân.

C:

khái niệm về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của
công dân.

D:

bình đẳng về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của
công dân.

Đáp án: C

10.

Việc khám xét chỗ ở, địa điểm của người nào đó được cơ quan có thẩm quyền tiến hành khi nào?

A:

Người bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẩn trốn ở đó.

B:

Chỉ người bị truy nã.

C:

Người đang phạm tội quả tang.

D:

Chỉ người phạm tội đang lẩn trốn ở đó.

Đáp án: A

11.

Việc chủ động thực hiện nghĩa vụ bầu cử đúng luật là công dân đã làm tốt trách nhiệm của mình trong
lĩnh vực

A:

kinh tế.

B:

chính trị.

C:

văn hóa.

D:

giáo dục.

Đáp án: B

12.

Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về quyền học tập của công dân?

A:

Không được học những gì ngoài chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

B:

Quyền học bất cứ ngành, nghề nào.

C:

Quyền học thường xuyên, học suốt đời.

D:

Quyền học tập không hạn chế.

Đáp án: A

13.

Tác phẩm văn học do công dân tạo ra được pháp luật bảo hộ thuộc quyền nào dưới đây của công dân?

A:

Quyền tác giả.

B:

Quyền sở hữu công nghiệp.

C:

Quyền phát minh sáng chế.

D:

Quyền được phát triển.

Đáp án: A

14.

Những học sinh có năng khiếu đặc biệt về thể thao và nghệ thuật được ưu tiên tuyển chọn vào các trường chuyên biệt phù hợp với năng khiếu của học sinh. Điều này thể hiện quyền nào của công dân?

A:

Học tập.

B:

Phát triển.

C:

Bình đẳng.

D:

Sáng tạo.

Đáp án: B

15.

Tôn giáo được biểu hiện qua các

A:

đạo khác nhau.

B:

tín ngưỡng.

C:

hình thức tín ngưỡng có tổ chức.

D:

hình thức lễ nghi.

Đáp án: C