300 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 (Phần 1)

1.

Chính trị xuất hiện khi nào?

A:

Khi nhà nước ra đời

B:

Khi xã hội có sự phân hóa giàu – nghèo

C:

Khi có sự xuất hiện các đảng phái chính trị

D:

Khi xã hội có sự phân chia giai cấp

Đáp án: D

2.

Hoàn thành định nghĩa sau: Chính trị là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người, giai cấp, đảng phái, dân tộc trong việc …, …, …. và …..quyền lực chính trị

A:

giành, giữ, tổ chức, thực thi

B:

giữ, giành, tổ chức, thực thi

C:

đấu tranh, giành thắng lợi, tổ chức chính quyền, thực thi quyền lực

D:

đấu tranh giai cấp, giành chính quyền, tổ chức bộ máy, thực thi quyền lực

Đáp án: A

3.

Trong trường nghề, môn chính trị có mấy chức năng cơ bản ?

A:

2

B:

3

C:

4

D:

5

Đáp án: A

4.

Chức năng cơ bản của môn học chính trị trong trường nghề là?

A:

Giáo dục văn hóa nghệ thuật, chính trị pháp luật

B:

Đào tạo và giáo dục phẩm chất đạo đức, tư tưởng tình cảm của người cách mạng

C:

Rèn luyện phẩm chất đạo đức, tư tưởng, tình cảm, lối sống

D:

Nhận thức khoa học và giáo dục tư tưởng phẩm chất đạo đức, lối sống

Đáp án: D

5.

Trong lịch sử phát triển các hình thái kinh tế - xã hội, chính trị xuất hiện vào thời kỳ?

A:

Nguyên thủy

B:

Chiếm hữu nô lệ

C:

Phong kiến

D:

Tư bản chủ nghĩa

Đáp án: B

6.

Chức năng chung của môn học chính trị là?

A:

Góp phần đào tạo người lao động vừa có đức, vừa có tài

B:

Góp phần đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

C:

Góp phần đào tạo người lao động có phẩm chất đạo đức, ý thức kỷ luật trong lao động

D:

Góp phần đào tạo người lao động nhận thức đúng về tri thức khoa học chính trị và rèn luyện phẩm chất chính trị phù hợp

Đáp án: D

7.

Sau khi học xong môn học chính trị người học cần vận dụng kiến thức như thế nào?

A:

Để xây dựng đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH.

B:

Để vững vàng tư tưởng trước các luận điệu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của kẻ thù

C:

Để trở thành một công dân tốt, chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước

D:

Để rèn luyện trở thành người lao động có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tốt, năng lực công tác

Đáp án: D

8.

Chủ nghĩa Mác ra đời vào khoảng thế kỷnào ?

A:

Thế kỷ XVII

B:

Thế kỷ XVIII

C:

Thế kỷ XIX

D:

Thế kỷ XX

Đáp án: C

9.

Học thuyết Mác được sáng lập bởi các nhà tư tưởng?

A:

C. Mác, Ph.Ăngghen

B:

C. Mác, Lênin

C:

Hồ Chí Minh, Đặng Tiểu Bình

D:

Chu Ân Lai, Khơrútxốp

Đáp án: A

10.

C. Mác, Ph.Ăngghen đã thống nhất tư tưởng vào năm nào?

A:

1842

B:

1843

C:

1844

D:

1845

Đáp án: C

11.

C. Mác, Ph. Ăngghen có kiến thức thiên tài trong nhiều lĩnh vực như:

A:

Triết học, kinh tế chính trị, toán học, quân sự

B:

Văn hóa, lịch sử, hóa học, quân sự

C:

Thiên văn, địa lý, y học, âm nhạc

D:

Mỹ học, tâm lý học, quan hệ quốc tế

Đáp án: A

12.

Học thuyết Mác được hình thànhvào giai đoạn nào?

A:

1848-1895

B:

1848-1859

C:

1884-1895

D:

1884-1895

Đáp án: A

13.

Lênin đã vận dụng và phát triển học thuyết Mác trong giai đoạn nào?

A:

1859-1924

B:

1895-1924

C:

1859-1942

D:

1895-1942

Đáp án: B

14.

Để nêu cao tính đoàn kết của giai cấp vô sản Lênin đã đề ra khẩu hiệu nào?

A:

“Bốn phương vô sản đều là anh em”

B:

“Vô sản thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”

C:

“Vô sản thế giới và nhân dân cần lao đoàn kết lại”

D:

“Nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới đoàn kết lại”

Đáp án: B

15.

Những thành tựu lý luận là nguồn gốc lý luận trực tiếp hình thành chủ nghĩa Mác – Lênin là:

A:

Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị học Anh, Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.

B:

Triết học Nga, Kinh tế chính trị học Anh, Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.

C:

Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị học Anh, Chủ nghĩa xã hội khoa học Pháp

D:

Triết học cổ điển Ý, Kinh tế chính trị học Pháp, Chủ nghĩa xã hội khoa học Anh

Đáp án: A