300 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 (Phần 4)

1.

“Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Đoạn trích trên được trích tại điều mấy của Hiến pháp Việt Nam?

A:

Điều 1.

B:

Điều 2.

C:

Điều 3.

D:

Điều 4.

Đáp án: D

2.

Tinh thần “Khai dân trí, chấn dân trí, hậu dân sinh” là tinh thần của phong trào cách mạng nào trong lịch sử Việt Nam?

A:

Phong trào Duy tân.

B:

Phong trào Cần Vương.

C:

Phong trào nông dân Yên thế.

D:

Phong trào Việt nam quốc dân Đảng.

Đáp án: A

3.

“Tiền đồ cách mạng Việt Nam đen tối như không có đường ra” là câu nói của ai?

A:

Vua Hàm Nghi.

B:

Phan Bội Châu.

C:

Phan Chu Trinh.

D:

Hồ Chí Minh.

Đáp án: B

4.

Hồ Chí Minh đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa” vào thời gian nào?

A:

Tháng 5 năm 1920.

B:

Tháng 6 năm 1920.

C:

Tháng 7 năm 1920.

D:

Tháng 8 năm 1920.

Đáp án: C

5.

“Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Đó là đoạn trích thuộc:

A:

Trích Di chúc Hồ Chí Minh.

B:

Trích Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

C:

Trích Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

D:

Trích lời phát động Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương và phong cách Hồ Chí Minh” của Bộ chính trị.

Đáp án: A

6.

Cách mạng tháng 8 năm 1945 là kết quả của bao nhiêu năm đấu tranh anh dũng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng?

A:

Của 10 năm lãnh đạo.

B:

Của 15 năm lãnh đạo.

C:

Của 20 năm lãnh đạo.

D:

Của 25 năm lãnh đạo.

Đáp án: B

7.

Phương án nào sau đây mô tả xã hội Việt Nam trước khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời?

A:

Từ một quốc gia phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến; dân ta từ chỗ tự do, trở thành nô lệ.

B:

Từ một quốc gia phong kiến địa chủ trở thành một nước thuộc địa phong kiến; dân ta từ chỗ tự do, trở thành người dân mất nước.

C:

Từ một quốc gia phong kiến tự chủ trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến; dân ta từ chỗ tự do, trở thành những kẻ bị nô dịch.

D:

Từ một quốc gia phong kiến truyền thống trở thành một nước thuộc địa bán phong kiến; dân ta từ chỗ tự do, từ chỗ tự chủ trở thành nô lệ, những kẻ làm thuê, bị nô dịch.

Đáp án: A

8.

Tiểu thương, tiểu chủ, công chức, trí thức, học sinh, sinh viên là lực lượng thuộc:

A:

Giai cấp tư sản Việt Nam.

B:

Giai cấp nông dân Việt Nam.

C:

Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam.

D:

Giai cấp công nhân Việt Nam.

Đáp án: C

9.

Pháp xâm lược Việt Nam, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, nhưng nổi lên 2 mâu thuẫn: Giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp; Giữa nhân dân Việt Nam (chủ yếu là nông dân) với địa chủ phong kiến. Hai mâu thuẫn này được gọi là:

A:

Mâu thuẫn chủ yếu.

B:

Mâu thuẫn cơ bản.

C:

Mâu thuẫn không chủ yếu.

D:

Mâu thuẫn không cơ bản.

Đáp án: A

10.

Trong quá trình phát triển, Đảng ta đã qua nhiều lần đổi tên. Vậy, Đảng ta mang tên: Đảng lao động Việt Nam vào thời gian nào?

A:

Tháng 02/1930.

B:

Tháng 10/1930.

C:

Tháng 02/1951.

D:

Tháng 12/1976.

Đáp án: C

11.

Đảng ta đã lãnh đạo đất nước giành được nhiều thắng lợi, rút ra nhiều bài học kinh nghiệm. Trong các phương án sau, đâu là bài học kinh nghiệm của Đảng ta?

A:

Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân.

B:

Cách mạng là sự nghiệp của quân đội nhân dân, công an nhân dân.

C:

Cách mạng là sự nghiệp của Đảng, của chính phủ, của các cấp lãnh đạo đất nước

D:

Cách mạng là sự nghiệp của giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của chính phủ, của trung ương.

Đáp án: A

12.

Phương án nào sau đây KHÔNG đúng về chế độ phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX?

A:

Từng bước đầu hàng và làm tay sai cho Pháp.

B:

Đã rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, không còn đảm đương được vai trò giữ nước.

C:

Câu kết và dựa vào Pháp đàn áp, nô dịch, bóc lột và tước đoạt dân nghèo, nhất là nông dân.

D:

Từng bước thiết lập nên những chính sách mới nhằm phối hợp, đoàn kết nhân dân chống lại thực dân Pháp.

Đáp án: D

13.

Lý do nào khẳng định giai cấp nông dân không thể dựng ngọn cờ tập hợp lực lượng đấu tranh chống Pháp, không có khả năng lãnh đạo cách mạng?

A:

Không đủ số lượng tham gia cách mạng.

B:

Không đại biểu cho một phương thức sản xuất tiên tiến, không có hệ tư tưởng độc lập.

C:

Không có đoàn kết trong nội bộ giai cấp và mâu thuẫn giai cấp đơn giản giải quyết đối với thực dân Pháp.

D:

Không gắn kết, không có mối liên hệ ràng buộc đối với các giai cấp khác trong toàn dân tộc đối với sự nghiệp chung của đất nước.

Đáp án: B

14.

Nguyên nhân thất bại của các phong trào Cần Vương, nông dân Yên thế, yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, Đông kinh nghĩa Thục, Duy Tân, Việt Nam quốc dân Đảng là gì:

A:

Không có đường lối đối nội và đối ngoại tốt, hiệu quả.

B:

Bế tắc về đường lối chính trị, lỏng lẻo về tổ chức, không có cơ sở rộng rãi trong quần chúng.

C:

Chia rẽ trong nội bộ, thiếu đoàn kết, thiếu liên hệ với bên ngoài, đặc biệt chưa có sự lãnh đạo của các lãnh tụ.

D:

Dựa vào tư sản, dựa vào đế quốc, thực dân và hô hào – cải lương chứ không chiến đấu thực tế.

Đáp án: B

15.

Giai cấp nông dân tuy là lực lượng đa số trong xã hội, chịu một cổ 2 tròng. Nhưng mặt khác, ......

A:

Họ vừa là người dân mất nước, vừa là người được quyền lợi sau chương trình khai thác thuộc địa.

B:

Họ vừa là người dân mất nước, vừa là giai cấp đấu tranh mạnh mẽ để giành ruộng đất, đồng thời sẵn sàng trở thành lực lượng công nhân hùng hậu.

C:

Họ vừa là người dân mất nước, vừa là người bị áp bức, bóc lột nặng nề nên họ rất kiên quyết cách mạng.

D:

Họ vừa là người dân mất nước, vừa là giai cấp tiên phong trở thành giai cấp công nhân, thực hiện cách mạng vô sản.

Đáp án: C