300 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 (Phần 5)

1.

Nước ta có mấy vùng kinh tế trọng điểm?

A:

2

B:

3

C:

4

D:

5

Đáp án: B

2.

Nghị quyết TW 2 khóa mấy đã vạch định hướng cho sự phát triển thị trường khoa học và công nghệ và coi đây là một trong tám giải pháp cơ bản để thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển KH&CN nước nhà, tạo môi trường để KH&CN gắn với sản xuất, kinh doanh, với phát triển kinh tế?

A:

Khóa VI

B:

Khóa VII.

C:

Khóa VIII.

D:

Khóa IX.

Đáp án: C

3.

Xác định được tầm quan trọng của kinh tế biển, tại Hội nghị lần thứ 4, BCH Trung ương Đảng ........ đã triển khai xây dựng Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh: “Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 53%-55% tổng GDP của cả nước”. Hãy lựa chọn phương án phù hợp để điền vào chỗ trống?

A:

Khóa VIII.

B:

Khóa IX.

C:

Khóa X.

D:

Khóa XI.

Đáp án: C

4.

Phương án nào phản ánh nhiệm vụ của Đảng ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước:

A:

Luôn giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng.

B:

Có đường lối và phương pháp cách mạng đúng, phù hợp với quy luật và thực tiễn Việt Nam.

C:

Thường xuyên củng cố tăng cường mối liên hệ giữa đảng với quần chúng, xây dựng đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.

D:

Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án: D

5.

Đặc điểm lớn nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ là gì?

A:

Thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

B:

Chế độ chính trị, kinh tế, xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững, quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng.

C:

Từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa.

D:

Chưa thực hiện tốt việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, chống ô nhiễm môi trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế.

Đáp án: C

6.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên  cả ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lý, và phân phối…”. Quan điểm đó được đưa ra tại Đại hội nào?

A:

Đại hội VIII.

B:

Đại hội IX.

C:

Đại hội X.

D:

Đại hội XI.

Đáp án: B

7.

Những nguy cơ, thách thức như: Tụt hậu về kinh tế, chệch hướng về chủ nghĩa xã hội, nạn tham nhũng và quan liêu, “diễn biến hòa bình”… được Đảng ta nhận định trong Văn kiện:

A:

Văn kiện Đại hội VII.

B:

Văn kiện Đại hội VIII.

C:

Văn kiện Đại hội IX.

D:

Văn kiện Đại hội X.

Đáp án: C

8.

Mô hình kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước ta là:

A:

Kinh tế thị trường định hướng XHCN.

B:

Kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

C:

Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN.

D:

Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước.

Đáp án: A

9.

Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Việt Nam tồn tại bao nhiêu hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất?

A:

3

B:

4

C:

5

D:

6

Đáp án: A

10.

Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất ở nước ta được biểu hiện dưới hình thức:

A:

Cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân, hộ gia đình.

B:

Hợp tác xã, tư bản tư nhân, cá thể, tiểu chủ.

C:

Vốn đầu tư nước ngoài, tư bản nhà nước.

D:

Cả a, b và c đều sai.

Đáp án: A

11.

Sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất còn được gọi là:

A:

Sở hữu tập thể

B:

Sở hữu nhà nước

C:

Cả a, b đều đúng

D:

Cả a, b đều sai

Đáp án: B

12.

Thành phần kinh tế nhà nước ở Việt Nam được hình thành trên loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất nào?

A:

Sở hữu toàn dân

B:

Sở hữu tập thể

C:

Sở hữu tư nhân

D:

Cả a, b, c

Đáp án: A

13.

Thành phần kinh tế nhà nước hiện nay ở nước ta bao gồm:

A:

DNNN, các tổ chức kinh tế của nhà nước.

B:

Tài sản thuộc sở hữu toàn dân.

C:

Quỹ dự trữ quốc gia, quỹ bảo hiểm nhà nước.

D:

Cả a, b và c

Đáp án: D

14.

Thị trường tài chính của nước ta hiện nay có nhiều vấn đề phức tạp, đặc biệt là sự xuất hiện một số hiện tượng có tham vọng thâu tóm ngân hàng, hiện tượng này có ảnh hưởng gì đến ổn định cho đất nước?

A:

Cực kỳ nguy hiểm.

B:

Đây là nguồn gốc sâu xa của khủng hoảng tài chính.

C:

Làm mất ổn định sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là sự tụt hậu về kinh tế.

D:

Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án: D

15.

Ai đã khẳng định: “Nói kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa đây không phải là kinh tế thị trường tự do theo kiểu tư bản chủ nghĩa, cũng không phải là kinh tế bao cấp, quản lý theo kiểu tập trung quan liêu và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, bởi vì Việt Nam đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vừa có vừa chưa có đầy đủ các yếu tố của chủ nghĩa xã hội”.

A:

Hồ Chí Minh.

B:

Trần Đức Lương.

C:

Trương Tấn Sang.

D:

Nguyễn Phú Trọng.

Đáp án: D