Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa môn Giáo dục công dân

1.

Tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật là:

A:

Chính phủ.

B:

Quốc hội.

C:

Các cơ quan nhà nước.

D:

Nhà nước.

Đáp án: B

2.

Nhà nước sử dụng các công cụ chủ yếu nào để khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:

A:

Tỉ giá ngoại tệ         

B:

Thuế

C:

Lãi suất ngân hàng  

D:

Tín dụng

Đáp án: B

3.

Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?

A:

Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.

B:

Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

C:

Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.

D:

Bị nghi ngờ phạm tội.

Đáp án: B

4.

Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới:

A:

Quan hệ lao động và quan hệ xã hội.

B:

Quan hệ tải sản và quan hệ nhân thân

C:

Quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế.

D:

Quan hệ lao động và quan hệ tài sản.

Đáp án: B

5.

Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt đối xử bởi 

A:

dân tộc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo

B:

thu nhập, tuổi tác, địa vị.

C:

dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội

D:

Dân tộc, độ tuổi, giới tính. 

Đáp án: C

6.

Chị B tham gia kinh doanh đã đóng thuế đầy đủ đúng quy định.Ta nói chị B đã:

A:

Sử dụng pháp luật.

B:

Tuân thủ pháp luật.

C:

Áp dụng pháp luật.

D:

Thi hành pháp luật

Đáp án: D

7.

Quan điểm nào sau đây sai khi nói về: Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật:

A:

Không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

B:

Những người vi phạm nếu cùng độ tuổi thì xử lý như nhau.

C:

Tạo ra các điều kiện đảm bảo cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.

D:

Quy định quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp và luật

Đáp án: B

8.

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu là: 

A:

Mọi công dân đều được hưởng quyền như nhau theo quy định của pháp luật 

B:

Mọi công dân đều phải có nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật 

C:

Mọi công dân đều được bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của Pháp luật. 

D:

Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau. 

Đáp án: C

9.

Công an bắt giam người vì 

A:

Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân 

B:

Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân 

C:

Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân 

D:

Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân 

Đáp án: A

10.

Có trách nhiệm phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân là trách nhiệm của 

A:

Nhân dân.      

B:

Công dân 

C:

Nhà nước. 

D:

Lãnh đạo nhà nước 

Đáp án: B

11.

 “Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quyền tự do thân thể và phẩm giá con người." là một nội dung thuộc 

A:

Ý nghĩa về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm 

B:

Nội dung về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm 

C:

Khái niệm về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm 

 

D:

Bình đẳng về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm 

Đáp án: B

12.

Để thực hiện nghĩa vụ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình công dân cần dựa vào

A:

pháp luật của nhà nước

B:

quy ước của cộng đồng

C:

chuẩn mực của đạo đức

D:

giá trị của truyền thống.

Đáp án: A

13.

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực

A:

cộng đồng.

B:

tập thể.

C:

nhà nước.

D:

xã hội.

Đáp án: C

14.

Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý vào nhà người khác để

A:

tìm kiếm người thân.

B:

khai thác thông tin mật

C:

cấp cứu người bị nạn.

D:

thu thập bằng chứng.

Đáp án: C

15.

Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức làm những gì mà pháp luật

A:

khuyến khích

B:

chỉ định

C:

yêu cầu

D:

cho phép

Đáp án: D