Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 6: Hợp tác cùng phát triển

Em hiểu thế nào là hợp tác cùng phát triển? Nêu ví dụ. Theo em, vì sao phải hợp tác quốc tế?

Bài 1: Em hiểu thế nào là hợp tác cùng phát triển? Nêu ví dụ.

Trả lời

Bài 2: Theo em, vì sao phải hợp tác quốc tế?

Trả lời

Ý nghĩa của sự hợp tác cùng phát triển

Bài 3: Hãy nêu các nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta nhằm xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới?

Trả lời

Nguyên tắc hợp tác của Đảng và Nhà nước ta:

Bài 4: Những ý kiến nào dưới đây là đúng?

  1. Hợp tác là lôi kéo người này cùng chống lại người khác, lôi kéo nước này cùng chống lại nước khác.
  2. Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lần nhau vì một mục đích tốt đẹp.
  3. Hợp tác phải dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau.
  4. Hợp tác là sự tranh thủ người khác làm giúp để công việc được nhanh chóng, thuận lợi.
  5. Trong bối cảnh thế giới có nhiều vấn đề bức xúc hiện nay, cần thiết phải có sự hợp tác quốc tế.
  6. Mỗi quốc giadân tộc có thể tự giải quyết được các vấn đề bức xúc mà không cần có sự hợp tác với bên ngoài.
  7. Trong học tập, lao động và rèn luyện của họe sinh không cần có sự hợp tác, vì hợp tác sẽ làm mất đi tính độc lập, tự chủ của học sinh.

Bài 5: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của sự hợp tác cùng phát triển?

  1. Trong giờ kiểm tra Toán, Lâm và Thành thoả thuận mỗi người làm một số bài, sau đó đổi cho nhau để chép vào bài làm.
  2. Các bác sĩ Nga và Việt Nam phối hợp làm phẫu thuật cho bệnh nhân.
  3. Một nhóm người liên kết với nhau để khai thác gỗ trái phép chống lại cán bộ kiểm lâm.
  4. Khi gặp bài khó, Tâm thường nhờ Chính làm hộ.

Trả lời

Bài 4: B, C, E

Bài 5: B

Bài 6: Trong giờ kiểm tra Toán ở lớp, Bình và Tú thoả thuận hợp tác với nhau để làm bài được nhanh: Bình làm một số bài, Tú làm một số bài, sau trao đổi cho nhau để chép vào bài làm.

Câu hỏi

1/ Theo em, hành vi của Bình và Tú có phải là sự hợp tác không? Vì sao?

2/ Hành vi đó có lợi hoặc có hại như thế nào?

Trả lời

1/ Hành vi của Bình và Tú không phải là biểu hiện của sự hợp tác, vì hành vi này không mang lại sự phát triển cho hai bạn

2/ hai bạn không thể học giỏi được nếu không tự mình làm bài tập, rồi sau đó cùng nhau trao đổi

Bài 7: Trong giờ ôn tập học kì II, cô giáo dạy môn Giáo dục công dân đưa ra 20 câu hỏi để cả lớp làm đề cương chuẩn bị kiểm tra học kì. Lan - Tổ trưởng tổ 1 đã đưa ra sáng kiến chia số câu hỏi cho 4 tổ chuẩn bị, mỗi tổ 5 câu, sau đó phô tô cho cả lớp.

Câu hỏi:

1/ Em có đồng ý với ý kiến của Lan không? Vì sao?

2/ Là một thành viên trong lớp, em sẽ làm gì?

Trả lời

1/ Em không đồng ý với ý kiến của Lan vì ý kiến của Lan không phù hợp với yêu cầu của hợp tác cùng phát triển.Mỗi người phải tự làm đề cương, tự ôn thì mới có kiến thức thực sự

2/ Em sẽ tự làm đề cương cô ra để có thể ôn lại kiến thức chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới.

Bài 8: Mai là học sinh giỏi của lớp. Trong các giờ thảo luận nhóm. Mai lại thường im lặng và lơ đãng với ý kiến mọi người. Có bạn hỏi tại sao như vậy, Mai trả lời rằng, vì các ý kiến của các bạn không có gì mới.

Câu hỏi:

1/ Em có nhận xét gì về việc làm của Mai?

2/ Theo em, người học giỏi có cần hợp tác với các bạn khác không? Vì sao?

Trả lời

1/ Việc làm của Mai là không được, cần phải thảo luận với bạn để có thể tìm ra phương pháp học tập mới nhất

2/ Thảo luận nhóm là phương pháp học tập tốt nhất để học sinh rèn kĩ năng hợp tác, trong đó học sinh trao đổi, thảo luận để tìm ra kết quả chung cho cả nhóm. Học sinh giỏi cũng cần phải hợp tác với các bạn trong lớp