Hidroclorua – Axit Clohidric

Hợp chất hóa học hiđrô clorua HCl, là một chất khí không màu, độc hại, có tính ăn mòn cao, tạo thành khói trắng khi tiếp xúc với hơi ẩm. Hơi trắng này là axít clohiđric được tạo thành khi hiđrô clorua hòa tan trong nước. Hiđrô clorua cũng như axít clohiđric là các hóa chất quan trọng trong công nghiệp hóa chất, khoa học, công nghệ. Tên gọi HCl thông thường hay được dùng để chỉ axít clohiđric thay vì để chỉ hiđrô clorua ở trạng thái khí.

Khí hiđro clorua khô không làm quỳ tím đổi màu, không tác dụng được với  CaCO3  để giải phóng khí  CO2, tác dụng rất khó khăn với kim loại. Dung dịch hiđro clorua trong benzen cũng có tính chất tương tự hiđro clorua khô.
Dung dịch hiđro clorua trong nước (dung dịch chứa axit clohiđric)  là một dung dịch axit mạnh. Những tính chất chung của một axit (làm đỏ quỳ tím, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, tác dụng với muối, tác dụng với kim loại)  đều thể hiện rõ nét ở dung dịch axit  HCl:
              Mg(OH)2+2HClMgCl2+2H2O
              CuO+2HClCuCl2+H2O
              CaCO3+2HClCaCl2+H2O+CO2↑
              Fe+2HClFeCl2+H2↑

Trong phân tử  HCl, clo có số oxi hóa  −1. Đây là trạng thái oxi hoá thấp nhất của clo. Do đó,  HCl  (ở thể khí và trong dung dịch)  còn thể hiện tính khử khi tác dụng với các chất oxi hóa mạnh. Thí dụ:
                K2Cr2+6O7+14HCl−1→3Cl20+2KCl+2Cr+3Cl3+7H2OMn+4O2+4HCl−1→Cl20+Mn−2Cl2+2H2O