Nguyễn Văn Trỗi (1940 - 1964)

Quê ở Điện Bàn, Quảng Nam. Theo gia đình vào Sài Gòn, làm nghề thợ điện ở nhà máy đèn Chợ Quán, tham gia biệt động vũ trang thuộc Đại đội Quyết tử 65, cánh Tây Nam Sài Gòn.

ImageNguyễn Văn Trỗi (1940 - 1964)

Quê ở Điện Bàn, Quảng Nam. Theo gia đình vào Sài Gòn, làm nghề thợ điện ở nhà máy đèn Chợ Quán, tham gia biệt động vũ trang thuộc Đại đội Quyết tử 65, cánh Tây Nam Sài Gòn. Anh bị bắt lúc 22 giờ đêm ngày 9-5-1964, giữa lúc đang gài mìn tại cầu Công Lý nhằm tiêu diệt phái đoàn quân sự cấp cao của Mỹ do Bộ trưởng Quốc phòng Robert Mac Namara dẫn đầu, sang Sài Gòn vạch kế hoạch tăng cường và mở rộng chiến tranh xâm lược ở cả hai miền Nam, Bắc Việt Nam. Anh bị xử bắn tại vườn rau nhà lao Chí Hòa - Sài Gòn lúc 9 giờ 45 phút ngày 15-10-1964.

Anh được tặng danh hiệu Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân.

 

Hãy nhớ, Đừng quên!  

Một chàng trai dong dỏng cao, mặc bộ quần áo trắng thanh bạch, dáng ung dung, vẻ mặt bình thản trước mười ba mũi súng vây quanh, khi hai cánh tay đã bị trói vào cọc gỗ phía sau, và đôi mắt đã bị bǎng đen phủ kín. Chàng trai đó từ biệt vợ giữa tuần trǎng mật, chàng trai thợ điện đó đã thắp sáng đời mình giản dị và cao quý, tự nhiên như ánh nắng mãi mãi chan hòa.

"Hãy nhớ lấy lời tôi!"

Đó là tiếng nói tự tin của người cộng sản trẻ tuổi trong tình thế công việc không thành, bị bắt và cái chết chỉ còn cách trong giây phút. Đó là thử thách lớn nhất đối với mỗi con người. Anh hùng dũng cảm trong một tập thể dũng cảm dễ hơn nhiều so với lúc một mình trong nanh vuốt giặc.

Trong tư thế bình thản của anh, dường như mang dáng dấp của một Trần Bình Trong từ ngày xưa "thà làm qủy nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc"; Dường như có tiếng hát của người con gái Đất Đỏ, tư thế cỉịa Lý Tự Trọng trước máy chém giặc Pháp, của Hoàng Vǎn Thụ khi ra pháp trường - "ngọc nát còn hơn giữ ngói lành" ... Đó là tư thế của những người tin ở lá cờ chính nghĩa mà mình bước theo.

"Hãy nhớ lấy lời tôi!"

Nhớ đến Nguyễn Vǎn Trỗi ta nhớ tới cuộc đời anh, những điều anh đã làm, những mục đích anh theo đuổi, những tư tưởng tiến công kẻ thù bật ra trong mỗi lời nói hào hùng và sắc bén...

Hạnh phúc của mối tình không giam chân anh trong niềm vui chính đáng. Vì anh đã hiểu: "Nếu còn một tên Mỹ xâm lược thì không ai có thể có hạnh phúc được". Không có hạnh phúc khi đất nước bị chia cắt, bị giày xéo. Gia đình không thể trở thành tổ ấm trong khi Tổ quốc thân yêu rên xiết dưới gót giày xâm lược. Anh tháo chiếc...nhẫn đem bán, để lo liệu chuẩn bị cho trận đánh. Chiếc nhẫn đã lưu lạc tới đâu, không ai có thể biết, nhưng nó đã trở thành tấm gương tròn vành vạnh soi rọi cho biết bao mối tình trước những thử thách. Đất nước ta không kể hết biết bao lần đánh giặc ngoại xâm. Chia ly - đó là đặc điểm của những tình yêu thời đánh giặc. Tình yêu và xa cách, có thể nói như ý một danh nhân.

Trong tình yêu - nỗi cách xa
Như ngọn gió thổi qua ánh lửa
Gió khơi bùng đám lửa to cháy đỏ
Và dập vùi tia lửa nhỏ mong manh.

Đó là những cuộc chia li màu đỏ. Đó là những tình yêu xứng đáng với đất nước. Đó là những tình yêu Nguyễn Vǎn Trỗi.

Bởi thế anh không có gì phải nuối tiếc cho riêng mình. "Tôi chỉ tiếc là chưa giết được Mắc na-ma-ra". Đấy là nuối tiếc cho công việc chung.

"Hãy nhớ lấy lời tôi!'

Cuộc đời anh được kể lại quyết liệt. Không một chút nhân nhượng với kẻ thù. Có dịp là anh vượt ngục. Anh nhảy qua cửa sổ từ gác cao. Anh đập vỡ máy ghi âm của giặc đang trơ trẽn truyền lại lời một tên "chiêu hồi".

Những lời nói của anh chỉ là một phần nhỏ của cuộc đời anh - Cuộc đời đã hiến trọn cho Đất nước. Cuộc đời anh nhắc nhở: Đấu tranh với kẻ thù xâm lược không thể lơi lỏng một giây. 

"Hãy nhớ lấy lời tôi!"

Nhớ lấy cuộc đời một người công nhân trẻ tuổi, tự nguyện sống và chiến đấu như người cộng sản, dẫu chưa được là đảng viên của Đảng. Đây là con người thích đọc sách và hàng ngày vẫn lo xách nước cho vợ tắm. 

Giặc hí hửng tưởng bắt được anh là có thể tìm ra các đồng chí khác. Chúng hy vọng với cảnh gia đình vừa xây dựng, ai chẳng muốn sớm về đoàn tụ. Chỉ cần khai ra một người nào đó ít quan trọng nhất. Thậm chí chỉ cần một địa điểm liên lạc đã hủy bỏ. Đấy là một bước lùi tâm lý không đơn giản chút nào. Bước lùi không sao hãm lại được. Những kẻ nao núng sẽ trở thành kẻ hèn nhát, rồi thành tên phản bội. Hắn sẽ bán dần bè bạn.... 

Anh bình thản nhận công việc bình định làm. Vì giết kẻ thù xâm lược, đó là công việc của mỗi người yêu nước. Trước sau anh kiên trì lời "khai": "Tao làm nhiệm vụ của dân tộc, không có gì phải nói nữa".

Phút cuối cùng, một nhà báo phương Tây chứng kiến buổi kết án phi pháp đó, đã thuật.lại: Anh gỡ chiếc bǎng đen bịt mắt để được nhìn một lần nữa đồng bào thân thuộc. Và trên cao là bầu trời đất nước... Và xa xa là cây cỏ, những mái nhà.

"Hãy nhớ lấy lời tôi!"

Những lời cuối cùng là lời anh gọi Bác, gọi tên Đất nước. Bác Hồ cũng đã thành đất nước. Anh đã sinh ra trên mảnh đất tươi đẹp nhưng đang đầy máu và nước mắt vì kẻ thù xâm lược. Và anh hy sinh vì mảnh đất ấy.

"Hãy nhớ lấy lời tôi!"

Lời anh đã vang tới những miền xa của thế giới. Du kích Vê-nê-duy-ê-la đã trả lời ngay giữa thủ đô Ca-ra-cát. "Tự do cho Nguyễn Vǎn Trỗi" đó là tiếng thét của hàng triệu con người khắp các lục địa.

"Hãy nhớ lấy lời tôi". 

Báo chí ngụy có ghi lại một chi tiết. Khi chết, trên ngực anh chỉ có 12 vết đạn. Có một người lính ngụy đã không dám bắn vào anh.

Phải chǎng cuộc đời anh đã cảm hóa ngay cả kẻ thù? Hay vẻ bình thản của anh đã làm mũi súng kia run sợ?

Hình ảnh đó giống như Ruồi Trâu của nước ý cách mạng thuở nào!

"Hãy nhớ lấy lời tôi".

Thời gian đã trôi qua. Nhưng cuộc đời anh vẫn còn được kể lại qua các thế hệ. Dẫu những chiếc nhẫn cưới giờ đây được giữ vẹn nguyên trên ngón tay những đôi vợ chồng mới. Trên cầu Công Lý dập dìu sóng bước những bức tượng anh có những bông hoa đỏ. Và trời cao mơ ước rộng trên đầu. 

Người nghệ sĩ dẫu khéo léo đến đâu cũng không thể khắc họa được ánh mắt trìu mến của anh, nhưng ta không quên phút cuối cùng anh nhìn Đất nước.

Dẫu trên ngực tượng không thấy có những dòng máu nhỏ, hãy nhớ đừng quên đạn giặc nổ vào anh!

Hãy nhớ những lời anh có thể đang reo cùng cây cỏ. Đừng quên trái tim anh có thể đập cùng nhịp tim mình.