1258 (Mậu Ngọ) :Quân Nguyên xâm lược Đại Việt lấn thứ nhất

Tướng nhà Nguyên là Ngột Lương Hợp Thai (Uriyangqadai) huy động khoảng 3 vạn kỵ, bộ binh cùng nhiều tướng giỏi chia làm hai đạo quân theo đường sông Hồng tiến đánh Đại Việt.

Tướng nhà Nguyên là Ngột Lương Hợp Thai (Uriyangqadai) huy động khoảng 3 vạn kỵ, bộ binh cùng nhiều tướng giỏi chia làm hai đạo quân theo đường sông Hồng tiến đánh Đại Việt.

Vua Trần Thái Tông đã cử Trần Quốc Tuấn kịp đưa quân lên mạn biên giới án ngữ địch, mặc khác tổ chức phòng tuyến phòng ngự ở Bình Lệ Nguyên (phía Nam Phú Thọ).

Các cánh quân Mông Cổ gặp nhau ở Bạch Hạc, giao chiến ác liệt với quân Trần ở Bình Lệ Nguyên, âm mưu bắt sống vua Trần. Trước thế giặc đang mạnh, theo kế hoạch Lê Tần (Lê Phụ Trần), vua Trần quyết định lui quân về phía nam, bảo toàn lực lượng. Sau đó triều đình chủ trương rời khỏi Thăng Long thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”, lui về Thiên Mạc (Duy Tiên, Hà Nam). Thế giặc mạnh, các tướng lĩnh và binh sĩ Trần nao núng, riêng Trần Thủ Độ quyết tâm và bình tĩnh tìm kế sách chống giặc, ông nói với vua Trần: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.

Quân Mông Cổ tràn vào kinh thành Thăng Long mà không gặp phải sự kháng cự nào. Tuy nhiên, quân Mông Cổ phải đối diện với một không gian trống không. Càng ở lâu họ càng thiếu thốn về lương thực, tinh thần quân lính bị dao động. Thừa cơ đó, vua Trần đã ngược sông Hồng tổ chức trận phản công địch quyết liệt ở Đông Bộ Đầu.

Bị đánh bật ra khỏi kinh thành, quân Mông Cổ tháo chạy ngược theo sông Hồng về phía Vân Nam. Trên đường rút quân, chúng liên tục bị quân ta truy kích ở nhiều nơi Cổ Sở (Yên Sở, Hoài Đức,Hà Tây), Quy Hóa, binh lính tiêu hao dần. Quân nhà Trần đã giành được thắng lợi, đánh bại quân Mông Cổ xâm lược.

 

Nguồn:Thư viện Trung tâm sưu tầm và tập hợp