1483 (Quý Mão) :Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành bộ luật Hồng Đức

Luật Hồng Đức Chính Thư năm 1956được dịch sang quốc ngữ lần đầu tiên Trong việc trị nước, bên cạnh lễ giáo các vua thời Lê sơ rất chú trọng đến việc chế định pháp luật.

Image

Luật Hồng Đức Chính Thư năm 1956

được dịch sang quốc ngữ lần đầu tiên

Trong việc trị nước, bên cạnh lễ giáo các vua thời Lê sơ rất chú trọng đến việc chế định pháp luật. Lê Thanh Tông nói: “Pháp luật là phép công của nhà nước, vua cùng quan đều phải theo”. Đến thời Hồng Đức, Lê Thánh Tông đã cho ban hành bộ luật thành văn hoàn chỉnh, gồm 722 điều, được gọi là “Quốc triều hình luật” hay là “Bộ luật Hồng Đức”,sẽ được duy trì và bổ sung ở các thế kỷ sau. Về hình thức, đó là bộ luật hình sự (với khung ngũ hình: suy, trượng, đồ, lưu, tử), nhưng thực chất là bộ luật tổng hợp, có các điều khỏan về điền sản, dân sự, hôn nhân, gia đình…

 

Nguồn:Nguyễn Quang Ngọc 2006, Tiến trình lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 119.