1543 :Sự thành lập Nam triều

Sau khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi của nhà Lê thì một số cựu thần nhà Lê trốn tránh đi các nơi, chiêu tập lực lượng nhằm khôi phục lại triều đại cũ.

Sau khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi của nhà Lê thì một số cựu thần nhà Lê trốn tránh đi các nơi, chiêu tập lực lượng nhằm khôi phục lại triều đại cũ. Nguyễn Kim là con Nguyễn Hoàng Dụ (người huyện Hà Trung, Thanh Hóa) trước giữ chức điện tiền tướng quân của nhà Lê được phong tước An thành hầu. Năm 1527, Nguyễn Kim đem quân chạy sang Lào đóng ở Sầm Nưa, liên kết với vua Lào. Cuối năm 1530, Nguyễn Kim đem quân về đánh chiếm các huyện Lôi Dương (Thọ Xuân) Đông Sơn, bị thất bại phải rút về Sầm Nưa. Cuối năm 1532, Kim tìm được một người tôn thất nhà Lê là Lê Duy Ninh lập lên làm vua, đó là vua Trang Tông (1533-1548) lấy niên hiệu là Nguyên Hòa. Sau đó, Nguyễn Kim cho người sang tố cáo tội cướp ngôi của nhà Lê của nhà Mạc với nhà Minh và xin quân cứu viện. Nguyễn Kim đã phạm sai lầm và mang tội cầu xin ngoại bang để chúng có cơ hội cướp nước ta.

Đầu năm 1539, Nguyễn Kim đánh chiếm huyện Lôi Dương (Thanh Hóa), cuối năm 1540 đánh Nghệ An. Các quan lại cựu thần nhà Lê hưởng ứng theo. Cuối năm 1543, Nguyễn Kim đánh chiếm Tây Đô (Thanh Hóa), từ đó từ Thanh Hóa trở vào thuộc quyền cai quản của nhà Lê, sử củ gọi là Nam Triều để phân bệt với nhà Mạc từ Ninh Bình trở ra gọi là Bắc triều. Sử cũ còn gọi nhà Lê bấy giờ là Lê Trung Hưng. Thực chất mọi quyền hành của Nam Triều đều nằm trong tay Nguyễn Kim và từ năm 1545 khi Nguyễn Kim bị một hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất giết chết ở Ninh Bình thì quyền hành lại rơi vào tay Trịnh Kiểm, con rể của Kim.

 

Nguồn:Lương Ninh 2000, Lịch sử Việt Nam giản yếu, Hà Nội, Chính trị Quốc gia, Tr.241 – 242.