17-1-1960 :Cuộc đồng khởi của đồng bào tỉnh Bến Tre

Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam, nhân dân miền Nam đã từ các hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang vùng lên khởi nghĩa, mở đầu bằng những cuộc đồng khởi.

ImageDưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam, nhân dân miền Nam đã từ các hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang vùng lên khởi nghĩa, mở đầu bằng những cuộc đồng khởi.

Đêm 2-1-1960, tại xã Tan Trung, ban lãnh đạo tỉnh Bến Tre họp bàn về chủ trương đồng khởi. Hội nghị nhất trí: phát động một tuần lễ toàn dân đồng khởi, diệt ác ôn, phá thế kìm kẹp, giải phóng nông thôn, làm chủ ruộng vườn và quyết định khởi nghĩa thống nhất từ ngày 17-1-1960 đến ngày 25-1-1960, lấy cù lao Minh, cụ thể gồm 3 huyện Minh Tân, Mỏ Cày, Thạnh Phú làm điểm đột phá mà điểm chính là Mỏ Cày. Hội nghị đề ra một số biện pháp tiến hành phải đánh tới tấp; phát triển phải phát triển hết khả năng không hạn chế; khi sóng gió nổi lên thuyền phải mạnh dạng căng buồm lướt sóng.

Kế hoạch tiến hành được giữ bí mật tuyệt đối. Đúng 8 giờ sáng ngày 17-1-1960, tại xã Định Thủy (cách huyện lỵ Mỏ Cày 3 km), các đồng chí lãnh đạo đã chớp thời cơ nổ súng. Thạnh Phú, Minh Tân, Mỏ Cày đồng khởi nhất loạt đêm 17-1-1960.

Qua một đêm đồng khởi, bộ máy kìm kẹp của địch ở một số xã bị tan rã hẳn. Sau 2 ngày địch mất bốt Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp. Ta giải phóng hoaøn toàn 3 xã: Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh. Trung đội giải phóng đầu tiên của Bến Tre sinh ra trong phong trào đồng khởi đã làm lễ ra mắt tại một vườn dừa xã Bình Khánh, huyện Mỏ Cày.

Từ thắng lợi này, chỉ trong một tuần (từ ngày 17 đến ngày 24-1-1960), 47 xã thuộc các huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm, Châu Thành, Ba Tri, Thạch Phú, nhân dân nhất tề nổi dậy. 22 xã diệt ác, lấy đồn, giải phóng hòan toàn xã. 25 xã khác giải phóng nhiều ấp.

Trước thắng lợi của cách mạng, địch điên cuồng phản kích lại. Ngày 22-2-1960, chúng cho một đại đội từ Mỏ Cày vào Phước Hiệp. Ngày 24-2-1960, địch huy động 3.000 quân đánh vào Phước Hiệp, Bình Khánh, Định Thủy hòng tiêu diệt cách mạng, nhưng chúng thất bại. Cuộc đồng khởi của nhân dân Bến Tre kết thúc thắng lợi. Từ đây làn sóng đồng khởi như nước vỡ bờ lan ra khắp các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở miền Trung Trung Bộ.

Từ sau phong trào đồng khởi nổ ra tại Bến Tre tháng 1-1960, từ tháng 2-1960 trở đi, phong trào đồng khởi nổ ra trên khắp miền Tây Nam Bộ và Trung Nam Bộ.

 

Nguồn:Trần Quỳnh Cư, Nguyễn Hữu Đạo, Đỗ Thị Nguyệt Quang 2003, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1945-1975), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 191.