Thái Lan

Thái Lan

 

Thái Lan (tiếng Thái: ประเทศไทย "Prathet Thai"), tên chính thức: Vương quốc Thái Lan (tiếng Thái: ราชอาณาจักรไทย Racha-anachak Thai), là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanma, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanma và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía đông nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman.

Thái Lan là một quốc gia quân chủ lập hiến. Vua Thái Lan theo nghi thức là nguyên thủ quốc gia cao nhất, tổng tư lệnh quân đội và nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo của đất nước. Vua Thái Lan hiện nay là Vajiralongkorn, người đã nhận lời mời lên kế vị ngai vàng của Hội đồng lập pháp vào đêm 1 tháng 12 năm 2016 sau một thời gian dài trì hoãn kể từ khi cha ông là Vua Rama IX băng hà ngày 13 tháng 10 năm 2016, nhưng chưa tiến hành đăng cơ.

Thủ đô của đất nước là Băng Cốc. Đây thành phố lớn nhất và là trung tâm chính trịthương mạicông nghiệp và văn hóa. Thái Lan có diện tích 513.000 km2 (198.000 dặm vuông) lớn thứ 50 trên thế giới và dân số khoảng 67 triệu người đông thứ 20 trên thế giới. Khoảng 75% dân số là dân tộc Thái, 14% là người gốc Hoa và 3% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số như MônKhmer và các bộ tộc khác.[12] Có khoảng 2,2 triệu người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp ở Thái Lan.[13] Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thái.

Phật giáo Nam Tông được coi là quốc giáo ở Thái Lan với tỉ lệ người theo tôn giáo này là 94,6%, là một trong những quốc gia Phật giáo lớn nhất thế giới theo tỉ lệ dân số. Cũng theo điều tra dân số năm 2000, Hồi giáo chiếm 4,6% dân số và Kitô giáo chiếm 0,7% dân số.[14]

Kinh tế Thái Lan phát triển nhanh từ 1985 đến 1995 và trở thành một quốc gia công nghiệp mới trong đó du lịch với những điểm đến nổi tiếng như AyutthayaPattayaBangkokPhuketKrabiChiang Mai, và Ko Samui và xuất khẩu đóng góp lớn cho nên kinh tế.[15][16]

Tên gọi

Tên gọi Thái Lan trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Pháp Thaïlande.[17] Tên gọi tiếng Pháp Thaïlande bắt nguồn từ tên gọi tiếng Anh Thailand.[17] Báo Trung Bắc chủ nhật số 42, ngày 22 tháng 12 năm 1940, có đăng một bài viết có tiêu đề là Địa vị quan hệ của Thái-lan về kinh-tế ở Viễn-đông. Bài báo này mở đầu bằng đoạn:[18]

Sau khi đã giải-quyết xong những việc lôi thôi về biên-giới và đất-đai bằng mấy bản hợp-ước vào các năm 1903, 1904, 1907, từ hơn 30 năm nay cuộc giao-thiệp giữa Thái-lan và Đông-dương, hai nước lân cận và nhiều quyền lợi chung trên bán đảo Ấn-độ Chi-na nay vẫn giữ vẻ hòa-hiếu và càng ngày càng thêm thân mật.

Thái Lan cũng từng được gọi là Xiêm (Siam), đây là tên gọi chính thức của nước này đến ngày 23 tháng 6 năm 1939 khi nó được đổi thành Thái Lan[19]. Từ năm 1945 đến ngày 11 tháng 5 năm 1949, tên Thái Lan lại được đổi lại thành Xiêm. Sau đó nó được đổi lại thành Thái Lan như ngày nay. Từ "Thái" (ไทย) trong tiếng Thái có nghĩa là "tự do". "Thái" cũng là tên của người Thái – hiện là dân tộc thiểu số có số dân đáng kể ở Trung Quốc, vẫn lấy tên là "Xiêm".[cần dẫn nguồn].

Trong tiếng Thái, tên của Thái Lan là ราชอาณาจักรไทย (Racha Anachakra Thai). Hai chữ ราชา (Racha) và อาณาจักร (Anachakra) thì có gốc từ tiếng PhạnRacha có nghĩa là "quốc vương", Anachakra có nghĩa là "lãnh thổ". Trong khi đó, ไทย (Thai) là một chữ tiếng Thái có nghĩa là "tự do". Ý của cụm từ Racha Anachakra Thai là "Vương quốc của người tự do". Tuy nhiên, một học giả nổi tiếng người Thái cho rằng từ Thai (ไท) đơn giản chỉ có nghĩa là "người" vì điều tra của ông cho thấy rằng tại một số vùng nông thôn từ "Thai" được dùng thay thế cho từ "khon" (คน) nghĩa là người.[20]

Người Thái còn gọi nước Thái một cách dân dã là เมืองไทย Mueang Thai (Mường Thái) và từ Mueang còn được dùng rộng rãi để chỉ thành phố, thị trấn. Ngoài ra từ ประเทศไทย Prathet Thai (Prathét Thái) cũng được sử dụng để gọi Thái Lan. Hai chữ Mueang và Prathet có cùng nghĩa "nước, quốc gia". Prathet có gốc từ chữ प्रदेश (pradeśa) trong tiếng Phạn, còn Mueang là một từ Thái cổ có cùng gốc với các từ Muang (ເມືອງ [mɯaŋ˦]) trong tiếng LàoMong (မိူင်း [məŋ˦]) trong tiếng Shanmwngh ([mɯŋ˧]) trong tiếng Tráng, khởi nguyên mang nghĩa "thung lũng trồng lúa".[21]

Ở Trung Quốc, vương quốc này được gọi là "Thái Quốc" (泰國), hay "Thái Vương Quốc" (泰王國). Người Việt trước đây còn gọi Thái Lan là "Xiêm La" (暹羅) và người Thái là "người Xiêm".

Lịch sử

Hiện vật văn hóa Baan Chiang tại bảo tàng Berlin

Công viên lịch sử Phnomrung

Nhiều nền văn hóa khác nhau đã có mặt tại đây từ thời Văn hóa Baan Chiang. Nhưng do vị trí địa lý, văn hóa Thái Lan luôn chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ và Trung Quốc cũng như từ những nước láng giềng Đông Nam Á khác. Đất nước Thái Lan là đất nước duy nhất không bị thực dân Châu Âu xâm lược.

Theo sử sách Thái Lan, người Thái xuất xứ từ vùng núi Altai, đông bắc tỉnh Tứ XuyênTrung Quốc từ 4500 năm trước, sau đó di cư dần xuống vùng đất hiện nay là Thái Lan. Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của người Thái, một trong số đó liên hệ người Thái tới sự di cư ào ạt sau sự sụp đổ của vương quốc Đại Lý ở vùng Vân Nam thế kỷ 13 đã bị chứng minh là không chính xác.[22] Các nghiên cứu ngôn ngữ học chỉ ra rằng nguồn gốc của người Thái cổ nằm ở vùng ranh giới Quảng Tây-Quý Châu ngày nay, nơi người Tráng và Bố Y vẫn sinh sống.[21][23] Khoảng thế kỷ thứ 8-thế kỷ 10,[24] họ bắt đầu di cư xuống phía nam vào vùng ngày nay là bắc Lào và Chiềng Sen (Chiang Saen เชียงแสน) qua Muang Then (nay là Mường ThanhĐiện Biên Phủ, Việt Nam), sau đó tỏa xuống đồng bằng sông Chao Phraya. Tại vùng đất mới của mình, người Thái đánh đuổi các cư dân bản địa như người MônWaKhmer... đồng thời cũng chịu nhiều ảnh hưởng ngôn ngữ–văn hóa từ họ và đặc biệt là Phật giáo Ấn Độ. Vào năm 1238người Thái thành lập một vương quốc Phật giáo tên Sukhothai (ở miền Bắc Thái Lan), dần thay thế vai trò của Đế chế Khmerđang tàn lụi (vào thế kỷ 13 – thế kỷ 15).

Năm 1283 người Thái có chữ viết. Sau đó người Thái mở rộng lãnh thổ xuống phía nam, và năm 1350 chuyển kinh đô xuống Ayuthaya (phía bắc Bangkok 70 km). Năm 1431, quân Xiêm cướp phá Angkor. Nhiều bảo vật và trang phục của văn hóa Hindu đã được họ đem về Ayutthaya, lễ nghi và cách ăn mặc của người Khmer được dung nhập vào thượng tầng văn hóa Xiêm.

Trong khoảng 400 năm, từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18, giữa người Thái và người Miến Điện láng giềng luôn xảy ra các cuộc chiến tranh và kinh đô Ayuthaya bị huỷ diệt ở thế kỷ 18. Năm 1767, một tướng người Thái gốc Hoa, Taksin, đứng lên chống quân Miến Điện giành lại độc lập và dời đô về Thonburi, bên bờ sông Chao Phraya, đối diện với Bangkok. Vua Rama I (1782) lên ngôi và chọn Bangkok (hay "Thành phố của các thiên thần") làm kinh đô.

Trước năm 1932, Thái Lan theo chế độ quân chủ chuyên chế. Sau cuộc cách mạng tư sản năm 1932 do một nhóm sĩ quan trẻ lãnh đạo, Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến. Ngày 05 tháng 12 năm 1932 vua Prachadhipok (Rama VII) đã thông qua bản hiến pháp đầu tiên của Thái Lan. Hơn 60 năm qua Thái Lan đã thay đổi 16 hiến pháp (nhiều lần đảo chính), nhưng Hiến pháp 1932 vẫn được coi là cơ sở. Cuối cùng, vào thập niên 1980, Thái Lan chuyển hướng sang con đường nghị viện.

Năm 1997, Thái Lan trở thành tâm điểm của Khủng hoảng tài chính Đông Á. Đồng baht nhanh chóng sụt giá từ mức 25 baht đổi 1 đô la xuống mức 56 baht đổi 1 đô la. Sau đó, đồng baht dần lấy lại được sức nặng của mình, đến năm 2007, tỷ giá giữa đồng baht và đô la là 33:1.

Lịch được sử dụng chính thức tại Thái Lan là Phật lịch, một loại lịch của người phương Đông, sớm hơn Tây lịch 543 năm. Năm 2007 thì là năm thứ 2550 Phật lịch tại Thái Lan.

Chính sách "ngoại giao cây sậy" trong lịch sử

Trong lịch sử lập quốc của mình, Thái Lan từng là một nước lớn theo chủ nghĩa Đại Thái, lấn át các quốc gia láng giềng khi có thể, nhưng tới giữa thế kỷ 19, Thái Lan đứng trước hiểm họa xâm lăng của các nước thực dân châu Âu. Về phía tây, Đế quốc Anh đã chiếm Miến Điện, trong khi ở phía đông, Pháp đã chiếm 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Thái Lan vô tình trở thành vùng đệm địa lý giữa 2 thế lực thực dân đứng đầu thế giới khi đó là Anh và Pháp. Vì không muốn nổ ra xung đột với đối thủ, Anh và Pháp quyết định trung lập hóa Thái Lan, cả hai sẽ tự kiềm chế, không tiến quân xâm chiếm nước này[25].

Nhờ sự may mắn đó, cũng như biết lợi dụng mâu thuẫn giữa các cường quốc để họ tự kiềm chế nhau[26], nhờ vậy Thái Lan đã tránh được các cuộc xâm lược và được hưởng thời gian độc lập, hòa bình tương đối lâu dài trong thời kỳ đế quốc thực dân xâm chiếm thuộc địa và trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Thái Lan đã ký hiệp ước hữu nghị và thương mại với Anh năm 1826 và với Mỹ năm 1833, Hiệp ước trao đổi biên giới các tỉnh phía bắc Malaysia hiện tại năm 1909, nhờ đó thoát khỏi ách thuộc địa của các nước đế quốc lúc bấy giờ đang tranh giành nhau vùng Đông Nam Á. Thái Lan cũng đã ký hiệp định phân định biên giới sông Mekong với Pháp và tránh né xung đột với thực dân Pháp vào cuối thế kỷ 19.

Các lãnh thổ Thái Lan cắt cho Pháp và Anh từ 1867–1909:

  Lãnh thổ cắt cho Pháp 1867

  Lãnh thổ cắt cho Pháp 1888

  Lãnh thổ cắt cho Pháp 1893

  Lãnh thổ cắt cho Anh 1893

  Lãnh thổ cắt cho Pháp 1904

  Lãnh thổ cắt cho Pháp 1907

  Lãnh thổ cắt cho Anh 1909

Tuy giữ được vị thế độc lập, nhưng không có nghĩa Thái Lan không bị mất mát gì cho các nước thực dân châu Âu. Nước này đã phải nhân nhượng nhiều quyền lợi và phải cắt lãnh thổ cho Anh và Pháp. Năm 1888 và 1893, Thái Lan phải ký hiệp ước trao một số vùng đất phía đông cho Campuchia (thuộc quyền cai trị của Pháp). Năm 1904 và 1907 phải tiếp tục cắt đất, tổng cộng hơn 20.000 km2 cho Pháp. Năm 1909 phải cắt nhiều vùng đất rộng lớn ở phía Bắc cho Anh. Năm 1909, lại phải cắt vùng đất trên 40.000 km2 tại bán đảo Malacca cho Anh[27]. Tổng cộng, trong 50 năm, Thái Lan đã bị mất đi 352.877 km2 lãnh thổ[28], những vùng này ngày nay thuộc về Campuchia, Myanmar và Malaysia, coi như là bị mất hẳn. Lãnh thổ Thái Lan ngày nay chỉ còn rộng bằng 60% so với trước năm 1867 (514.000 km2 so với 867.000 km2). Nhiều người Thái coi đây là sự sỉ nhục của phương Tây đối với quốc gia của họ, nhưng việc lo sợ một cuộc chiến tranh khiến chính phủ Thái Lan phải chấp nhận sự mất mát lãnh thổ đất nước[29]

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Thái Lan là đồng minh lỏng lẻo của Nhật Bản, cho Nhật đi qua đất Thái tiến đánh MalaysiaMyanma. Lợi dụng thế suy yếu của nước Pháp (bị Đức quốc xã xâm chiếm) và sức mạnh hải quân khá hiện đại Thái Lan đã gây chiến với Pháp để tranh giành lãnh thổ Đông Dương. Sau khi bị hải quân Pháp bất ngờ tiến công đánh bại cùng với sự suy yếu của quân đội phát xít Nhật vào cuối thế chiến, một nhóm quân đội Thái Lan làm đảo chính vào ngày 1 tháng 8 năm 1944, lật đổ chính phủ thân Nhật và ngay lập tức chuyển nước Thái từ một đồng minh lỏng lẻo của Nhật trong một đêm trở thành đồng minh của Mỹ và tiếp tục giữ được độc lập và hòa bình.

Sau thế chiến, Thái Lan bị đối xử như một quốc gia đối địch bởi Anh và Pháp, mặc dù Mỹ đã can thiệp để giảm nhẹ các điều khoản trừng phạt Thái Lan. Thái Lan không bị lực lượng Đồng Minh chiếm đóng, nhưng phải trả lại các lãnh thổ mà Nhật đã chiếm trong thế chiến 2 cho Anh và Pháp[29]. Thời kỳ hậu chiến cũng là thời kỳ Thái Lan thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ, như để bảo trợ Hoàng gia Thái Lan khỏi nguy cơ chủ nghĩa cộng sản lan truyền từ các quốc gia lân bang.

Lực lượng du kích ủng hộ chủ nghĩa cộng sản ở Thái Lan hoạt động tích cực trong khoảng thập niên 1960 cho tới năm 1987 nhưng chưa bao giờ là một mối đe dọa nghiêm trọng cho chính quyền, tại thời kỳ đỉnh điểm họ đã có đến 12 ngàn du kích quân trong hàng ngũ. Kể từ sau năm 1979, khi quân Khmer Đỏ bị Việt Nam đánh bại tại Campuchia, Thái Lan đã chấp thuận cho quân Khmer Đỏ lập căn cứ tại nhiều khu vực trong lãnh thổ của mình như một biện pháp để làm suy yếu Việt Nam. Việc này đã dẫn đến một số cuộc giao chiến tại khu vực biên giới giữa quân đội Thái Lan và Việt Nam, cho tới khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia vào năm 1989.

Gần đây, Thái Lan trở thành một thành viên tích cực trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt là sau khi chế độ dân chủ được tái lập sau năm 1992. Tuy nhiên, đã có một số đụng độ quân sự giữa Thái Lan và Campuchia vào giai đoạn 2010-2012, khi cả hai nước tranh chấp chủ quyền tại vùng quanh đền Preah Vihear, ngôi đền được Tòa án Quốc tế vì Công lý (International Court of Justice) vào năm 1962 tuyên bố ngôi đền thuộc về Campuchia.

Chính sách ngoại giao của Thái là "ngoại giao cây sậy", tức là gió thổi về phía nào thì ngả về phía ấy. Thái Lan sẵn sàng "cúi đầu, thần phục" trước kẻ mạnh để tránh đụng độ quân sự. Để tránh chiến tranh với một nước khác mạnh hơn thì ngay cả lãnh thổ đất nước họ cũng sắn sàng cắt bỏ cho đối phương, dù đây là một điều sỉ nhục rất lớn đối với chủ quyền quốc gia[29].

Kinh tế

Cảnh một chợ (Pahùrắt;พาหุรัด) Bangkok

Một đoàn Xe điện nổi đến Sathon, Bangkok

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống. Bắt đầu từ năm 1960 Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất và đến nay là kế hoạch thứ 9. Trong thập niên 1970 Thái Lan thực hiện chính sách "hướng xuất khẩu", ASEANMỹNhật BảnÂu Châu là thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan. Ngành công nghiệp và dịch vụ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần.

Hiện nay, Thái Lan là một nước công nghiệp mới. Tính đến năm 2016, tổng sản phẩm nội địa của Thái Lan là 390.592 USD (đứng thứ 28 thế giới, đứng thứ 9 châu Á và đứng thứ 2 Đông Nam Á sau Indonesia). Sau khi đạt tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao nhất thế giới từ 1985 đến 1995, với tốc độ tăng trưởng trung bình 9% mỗi năm, sức ép lên việc duy trì đồng baht tại Thái Lan tăng lên, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, lan rộng ra toàn khu vực Đông Á, bắt buộc chính phủ phải thả nổi tiền tệ. Sau sự ổn định lâu dài ở mức giá 25 baht đổi 1 đô la Mỹ, đồng baht phá giá hơn một nửa, chạm tới mức thấp nhất với 56 baht đổi 1 đô la vào tháng 1 năm 1998, các hợp đồng kinh tế được ký kết bằng 10,2% năm trước. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997, kinh tế năm 1997 tăng trưởng âm 20%.

Năm 1998, Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu phục hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế là 4,2%, năm 2000 là 4,4%, phần lớn từ những mặt hàng xuất khẩu chính (tăng 20%). Sự tăng trưởng bị rơi vào tình trạng trì trệ (tăng trưởng 1,8%) do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2001, nhưng phục hồi lại vào năm sau, nhờ sự phát triển mạnh của Trung Quốc và những chương trình khác nhau nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trong nước của thủ tướng Thaksin Shinawatra, thường được gọi bằng tên "Thaksinomics". Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2002 đạt 5,2%, đến năm 2003 và 2004 đã cao hơn mức 6%[30]. Dự trữ ngoại tệ ở mức cao 37-38 tỉ USD (tháng 8/1997 ở mức 800 triệu USD). Đến năm 2005, kinh tế Thái Lan gần đạt mức trước khủng hoảng năm 1997, với sức mua tương đương (PPP) đầu người đạt mức 8.300 USD/năm, so với mức 8.800 USD vào năm 1997. Dù vậy, sự bất ổn chính trị do cuộc đảo chính tháng 9 năm 2006 đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý IV chỉ còn 0,7%.

Thái Lan xuất khẩu nhiều hơn 105 tỷ đô la hàng năm[30]. Các sản phẩm xuất khẩu chính bao gồm gạohàng dệt maygiầy déphải sảncao sunữ trangô tômáy tính và thiết bị điện. Thái Lan đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, mỗi năm xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo tinh chế. Lúa là loại cây lương thực chính được trồng tại Thái Lan, với 55% đất đai trồng trọt được sử dụng để trồng lúa[31]. Đất có thể canh tác được của Thái Lan cũng chiếm tỷ lệ lớn, 27,25% của toàn bộ khu vực sông Mekong[32].

Các ngành công nghiệp chủ yếu gồm có điện dân dụng, linh kiện điện tử, linh kiện máy tính và ô tô, trong đó, cũng có đóng góp đáng kể từ du lịch (khoảng 5% GDP Thái Lan). Những người nước ngoài ở lại đầu tư lâu dài cũng góp phần đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân.

Các tài nguyên thiên nhiên chủ yếu của Thái Lan là thiếccao sukhí đốtvonframtantalgỗchìthạch caothan nonfluorit và đất trồng.

Thái Lan sử dụng hệ đo lường chuẩn quốc tế, nhưng các hệ đo truyền thống của Anh (feet, inches) vẫn còn được sử dụng, đặc biệt là trong nông nghiệp và vật liệu xây dựng. Năm được đánh số B.E. (Buddhist Era - Kỷ Phật giáo) trong giáo dục, dịch vụ dân dụng, chính quyền và báo chí; tuy vậy lịch Gregory được sử dụng trong ngành ngân hàng và dần trở nên thông dụng trong công nghiệp và thương mại[33].

Chính trị

Bộ Quốc phòng Thái Lan nằm đối diện Hoàng Cung- lực lượng chủ chốt trong tất cả các cuộc đảo chính

Nguyên thủ quốc gia là nhà Vua: Được coi là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Về danh nghĩa nhà Vua là người đứng đầu nhà nướcTổng Tư lệnh quân đội và là người bảo trợ Phật giáo.

Quốc hội: Theo Hiến pháp ngày 24 tháng 8 năm 2007Quốc hội Thái Lan là Quốc hội lưỡng viện. Hạ viện (cơ quan lập pháp) gồm 480 ghế và Thượng viện gồm 150 ghế.

Chính phủ: bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung.[34]

Từ khi lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế năm 1932, Thái Lan đã có 17 hiến pháp và sửa đổi[35][36]. Trong suốt quá trình đó, chính phủ liên tiếp chuyển đổi qua lại từ chế độ độc tài quân sự sang chế độ dân chủ, nhưng tất cả các chính phủ đều thừa nhận triều đại cha truyền con nối của Hoàng gia Thái Lan như lãnh đạo tối cao của dân tộc[37][38].

Nền chính trị Thái Lan từng chứng kiến 20 cuộc đảo chính hoặc nỗ lực đảo chính của quân đội từ năm 1932 tới năm 2014. Lệnh thiết quân luật của nước này cho phép quân đội có quyền hạn lớn trong việc ban hành lệnh cấm tụ tập, hạn chế đi lại và bắt giữ người.[39]

Giai đoạn 1997 - 2006

Hiến pháp 1997 là hiến pháp đầu tiên được phác thảo bởi Hội đồng lập pháp dân cử, và thường được gọi là "Hiến pháp nhân dân"[40].

Hiến pháp 1997 được thiết lập bởi quốc hội lưỡng viện bao gồm 500 hạ nghị sĩ (สภาผู้แทนราษฎร sapha phutan ratsadon) và 200 thượng nghị sĩ (วุฒิสภา wuthisapha). Lần đầu tiên trong lịch sử Thái Lan, cả hai viện đều lập tức thông qua (dự thảo hiến pháp). Nhiều quyền con người được thừa nhận, làm tăng thêm mức độ ổn định của chính phủ dân bầu. Hạ viện được chọn thông qua hệ thống bầu cử first-past-the-post, trong đó (trong một vùng) chỉ có duy nhất một người chiến thắng bởi đa số phiếu. Thượng viện được lựa chọn dựa trên hệ thống hành chính cấp tỉnh, tùy thuộc vào số dân mà mỗi tỉnh có một hoặc nhiều hơn các thượng nghị sĩ đại diện cho mình. Các nghị sĩ thượng viện có nhiệm kỳ 6 năm, còn ở hạ viện là 4 năm.

Hệ thống tư pháp (ศาล saan) bao gồm tòa án hoàng gia (ศาลรัฐธรรมนูญ săan rát-tà-tam-má-nuun) chuyên phân xử về các hoạt động lập pháp của quốc hội, sắc lệnh hoàng gia và các vấn đề chính trị.

Năm 2001 diễn ra cuộc tổng tuyển cử quốc hội đầu tiên sau Hiến pháp 1997, được xem là cởi mở nhất, vô tư nhất (không tham nhũng) trong lịch sử Thái Lan[41]. Chính phủ được bầu ra sau đó cũng là chính phủ đầu tiên trong lịch sử Thái Lan hoàn tất nhiệm kỳ 4 năm. Cuộc bầu cử năm 2005 có nhiều cử tri bị đuổi và được khuyến cáo rằng để giảm bớt tình trạng mua phiếu so với trước đây[42][43][44].

Đầu năm 2006, những cáo buộc về tình trạng tham nhũng gây sức ép lớn, bắt buộc Thaksin Shinawatra phải kêu gọi một cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Phe đối lập tẩy chay cuộc bầu cử và Thaksin lại tái đắc cử. Mâu thuẫn mỗi ngày một tăng, dẫn đến vụ đảo chính quân sự ngày 19 tháng 9 năm 2006.

Sau đảo chính 2006

Ngày 19 tháng 9 năm 2006, một hội đồng quân sự đã tiến hành lật đổ chính phủ Thaksin, sau đó huỷ bỏ hiến pháp, giải tán Quốc hội và Tòa án, giám sát, bắt giữ và cách chức một số thành viên chính phủ, thiết quân luật và, cuối cùng, chọn một thành viên của hội đồng cơ mật hoàng gia, cựu tổng tư lệnh lục quân Thái Lan, tướng Surayud Chulanont lên làm thủ tướng. Sau đó Hội đồng quân sự đồng thuận đưa ra hiến pháp tạm thời và chọn ra một hội thẩm đoàn để soạn thảo hiến pháp mới. Đồng thời cũng chọn 250 đại biểu quốc hội. Các đại biểu này không được phép tiết lộ thông tin chống lại chính phủ, còn công chúng không được phép đưa tin bình luận. Lãnh đạo Hội đồng quân sự được phép bãi bỏ thủ tướng bất kể khi nào[45].

Tháng 1 năm 2007, Hội đồng quân sự đã bỏ tình trạng thiết quân luật, nhưng tiếp tục kiểm duyệt báo chí và bị cáo buộc vi phạm một số quyền con người khác. Họ cũng cấm các hoạt động và hội họp chính trị cho tới tháng 5 năm 2007.

Cuộc bầu cử Thủ tướng dân chủ đầu tiên sau đảo chính 2006 được tổ chức ngày 3 tháng 7 năm 2011Đảng Pheu Thái của bà Yingluck Shinawatra, em gái cựu thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra đã thắng lợi áp đảo với 263 ghế, dẫn trước Đảng Dân chủ cầm quyền của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva với 161 ghế trong 500 ghế quốc hội. Với chiến thắng này đã đưa bà Yingluck Shinawatra trở thành nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Thái Lan sau sáu đời nam thủ tướng với nhiều bất ổn trong chính trường.[46] Tuy nhiên, năm 2014, đến lượt bà Yingluck lại bị Tòa án Hiến pháp Thái Lan buộc phải từ chức sau nhiều tháng không giải quyết được các khủng hoảng chính trị.

Quan hệ ngoại giao

Về đối ngoại, Chính phủ của Thủ tướng Abhisit chủ trương tăng cường quan hệ với tất cả các nước, tích cực phát huy vai trò của Thái Lan trong khu vực và quốc tế (Thủ tướng Abhisit đã thăm Trung QuốcLàoCampuchiaNhật BảnViệt NamMalaysiaSingaporeAnh và sắp tới sẽ đi thăm Châu Âu và Bắc Mỹ); tích cực tham gia các hợp tác khu vực và tiểu vùng (GMSACMECSEWEC,…). Với cương vị Chủ tịch ASEAN nhiệm kỳ 2008 - 2009, Thái Lan đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN 14 (từ ngày 27 tháng 2 đến ngày 10 tháng 3 năm 2009), Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (ngày 16-23 tháng 7 năm 2009) và Hội nghị Cấp cao ASEAN và các nước đối tác (tháng 10 năm 2009). Tuy nhiên hiện nay, quan hệ Thái Lan - Campuchia còn là vấn đề nan giải, gây lo ngại cho nhiều nước.

Thái Lan tham gia đầy đủ các tổ chức quốc tế và tổ chức trong vùng. Thái Lan tăng cường mối quan hệ với các nước ASEAN.

Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 6 tháng 8 năm 1976.

Hành chính

Thái Lan được chia làm 76 tỉnh (จังหวัด changwat), trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương: Bangkok và Pattaya. Do có phân cấp hành chính tương đương cấp tỉnh, Bangkok thường được xem là tỉnh thứ 76 của Thái Lan.

Các tỉnh được chia thành các huyện (อำเภอ amphoe) hoặc quận (เขต khet). Năm 2006, Thái Lan có 877 huyện và 50 quận (thuộc Bangkok). Một số phần của các tỉnh giáp ranh với Bangkok (như NonthaburiPathum ThaniSamut PrakanNakhon Pathom và Samut Sakhon) thường được gộp chung và được biết đến như Vùng đô thị Bangkok. Các tỉnh đều có tỉnh lỵ (อำเภอเมือง amphoe mueang) trùng tên với mình (nếu là tỉnh Phuket thì có thủ phủ là Amphoe Mueang Phuket hay Phuket). Các huyện được chia thành các xã (ตำบล tambon), trong khi các quận được chia thành các phường (หมู่บ้าน muban). Các xã được chia thành các thôn (หมู่บ้าน muban).

Các đô thị của Thái Lan gồm ba cấp, thành phố (เทศบาลนคร Thesaban nakhon), thị xã (เทศบาลเมือง Thesaban mueang) và thị trấn (เทศบาลตำบล Thesaban tambon). Nhiều thành phố và thị xã đồng thời là tỉnh lỵ. Tuy nhiên một tỉnh có thể có tới hai thành phố và vài thị xã.

Danh sách các tỉnh Thái Lan theo Vùng

Miền Bắc Thái Lan Đông Bắc Thái Lan Miền Trung Thái Lan

Bản đồ các tỉnh Thái Lan có thể click để xem

A clickable map of Thailand exhibiting its provinces.

Thông tin về hình này

  1. Chiang Mai
  2. Chiang Rai
  3. Kamphaeng Phet
  4. Lampang
  5. Lamphun
  6. Mae Hong Son
  7. Nakhon Sawan
  8. Nan
  9. Phayao
  10. Phetchabun
  11. Phichit
  12. Phitsanulok
  13. Phrae
  14. Sukhothai
  15. Tak
  16. Uthai Thani
  17. Uttaradit
  1. Amnat Charoen
  2. Buriram
  3. Bueng Kan
  4. Chaiyaphum
  5. Kalasin
  6. Khon Kaen
  7. Loei
  8. Maha Sarakham
  9. Mukdahan
  10. Nakhon Phanom
  11. Nakhon Ratchasima
  12. Nongbua Lamphu
  13. Nong Khai
  14. Roi Et
  15. Sakon Nakhon
  16. Sisaket
  17. Surin
  18. Ubon Ratchathani
  19. Udon Thani
  20. Yasothon
  1. Ang Thong
  2. Ayutthaya
  3. Bangkok
  4. Chainat
  5. Kanchanaburi
  6. Lopburi
  7. Nakhon Nayok
  8. Nakhon Pathom
  9. Nonthaburi
  10. Pathum Thani
  11. Phetchaburi
  12. Prachuap Khiri Khan
  13. Ratchaburi
  14. Samut Prakan
  15. Samut Sakhon
  16. Samut Songkhram
  17. Saraburi
  18. Sing Buri
  19. Suphanburi
Miền Đông Thái Lan Miền Nam Thái Lan
  1. Chachoengsao
  2. Chanthaburi
  3. Chonburi
  4. Rayong
  5. Prachinburi
  6. Sa Kaeo
  7. Trat
  1. Chumphon
  2. Krabi
  3. Nakhon Si Thammarat
  4. Narathiwat
  5. Pattani
  6. Phang Nga
  7. Phatthalung
  1. Phuket
  2. Ranong
  3. Satun
  4. Songkhla
  5. Surat Thani
  6. Trang
  7. Yala

Địa lý

Bản đồ địa hình Thái Lan

Địa hình

Với diện tích 513.120 km² (tương đương diện tích Việt Nam cộng với Lào), Thái Lan xếp thứ 50 trên thế giới về diện tích, rộng thứ ba tại Đông Nam Á, sau Indonesia và Myanma.

Thái Lan là mái nhà chung của một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng với các vùng kinh tế. phía bắc có địa hình đồi núi, với điểm cao nhất (2.576 m) là Doi Inthanon. phía đông bắc là Cao nguyên Khorat có biên giới tự nhiên về phía đông là sông Mekong đây là vùng trồng nhiều sắn nhất của Thái Lan do khí hậu và đất đai phù hợp với cây sắn. Trung tâm của đất nước chủ yếu là vùng đồng bằng sông Chao Phraya đổ ra vịnh Thái Lan. Miền Nam là eo đất Kra mở rộng dần về phía bán đảo Mã Lai.

Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết nóng, mưa nhiều. Từ giữa tháng 5 cho tới tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Từ tháng 10 đến giữa tháng 3 chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khô, lạnh. Eo đất phía nam luôn luôn nóng, ẩm.

Động thực vật

Thái Lan là quốc gia có nhiều loài động vật quý hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổvoi và bò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.

Chợ nổi Damoen Saduk

Dân số

Dân cư Thái Lan chủ yếu là những người nói tiếng Thái một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Tai-Kadai có quan hệ gần với tiếng Lào, Shan và một loạt các nhóm ngôn ngữ nhỏ khác tại miền bắc Việt Nam và vùng Quảng Tây, Vân Nam thuộc Trung Quốc. Tiếng Thái gồm bốn phương ngữ: tiếng Thái Trung tâm hay tiếng Xiêm, tiếng Thái Đông Bắc hay tiếng Isản còn gọi là tiếng Lào, tiếng Thái Bắc hay tiếng Làn Nà cũng gọi là tiếng Lào, tiếng Thái Nam hay tiếng Tai. Dạng chuẩn hóa của tiếng Thái dựa trên phương ngữ trung tâm (Xiêm), có bảng chữ cái riêng và là ngôn ngữ hành chính của đất nước. Người Thái ở vùng trung tâm (Xiêm) tuy chỉ chiếm khoảng 1/3 dân số, đứng sau những người Thái đông bắc, nhưng là nhóm người đã từ lâu chi phối kinh tế, chính trị và văn hóa Thái Lan. Nhờ sự thống nhất trong hệ thống giáo dục, nhiều người Thái có thể nói tiếng Xiêm như tiếng địa phương của họ.

Ngoài người Thái là người Hoa, nhóm dân tộc thiểu số đông thứ hai, có ảnh hưởng chính trị không cân xứng với vai trò kinh tế. Phần lớn trong số họ không sống tại Chinatown ở Bangkok (trên đường Yaowarat), mà hoàn toàn hòa nhập vào xã hội Thái. Các nhóm dân tộc khác bao gồm người Mã Lai ở miền nam nói một loại phương ngữ Mã Lai gọi là Yawi, người Mônngười Khmer (nhóm dân tộc thiểu số đông nhất), người ChămLawaAkhaKarenHmôngLa HủLisuLôlô...và các nhóm Tai khác như: Thái Đen ở tỉnh Loei (Tai Đăm, chữ Thái:ไท ดำ), NyawPhu ThaiShanLựSaek.v.v.. Sau Chiến tranh Việt Nam, nhiều người Việt đã sang tỵ nạn và định cư tại Thái Lan, đông nhất là tại vùng Đông Bắc. Cũng có rất nhiều người Việt có liên quan tới nhà Tây Sơn đã sang tỵ nạn tại Thái Lan thời Nguyễn. Trong thời Pháp thuộc cũng có nhiều người tỵ nạn thực dân Pháp hoặc tránh chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam đã sang và cư trú ở Thái Lan.

Theo kết quả điều tra dân số năm 2000 thì có 95% theo Phật giáo Theravada và tôn giáo này được xem là quốc giáo của Thái Lan. Đứng thứ hai là đạo Hồi với 4,6%. Một số tỉnh, thành phía nam Chumphon (cách Bangkok 463 km về phía tây nam) là địa bàn cư trú chủ yếu của người Hồi giáo. Họ thường tập trung thành những cộng đồng tách riêng với các cộng đồng khác. Tập trung nhiều nhất tại bốn tỉnh cực nam của Thái Lan là người Mã LaiKitô giáo, chủ yếu là Công giáo Rôma, chiếm 0,75% dân số. Ngoài ra còn một số nhóm người theo Ấn Độ giáo và đạo Sikh có thế lực, sống tại các thành phố.

Bên cạnh tiếng Thái còn có các tiếng địa phương chủ yếu là tiếng Isản và những ngôn ngữ khác chủ yếu thuộc ngữ hệ Môn–Khmer. Đồng thời tiếng Anh được giảng dạy rộng rãi tại Thái Lan, mức độ thành thạo thấp.

Giao thông

Tuk-tuk là một phương thức vận tải công cộng tại Bangkok và các thành phố khác ở Thái Lan.

Giao thông tại Thái Lan khá đa dạng và hỗn loạn, không có một phương tiện vận tải nào chiếm ưu thế. Vận tải xe buýt chiếm ưu thế ở khoảng cách xa và ở Bangkok, còn xe máy thống trị ở các khu vực nông thôn cho các chuyến đi ngắn, thay cho xe đạp. Giao thông vận tải đường bộ là hình thức chính của vận tải hàng hóa tại quốc gia này. Tàu chậm từ lâu đã là một cơ chế vận chuyển đường dài ở nông thôn, mặc dù các kế hoạch đang được tiến hành để mở rộng dịch vụ với tuyến đường sắt tốc độ cao mở rộng đến một số khu vực chính của Thái Lan.

Vận chuyển hàng không nội địa trước đây do một số ít các hãng hàng không thống trị, nhưng trong thời gian gần đây đã chứng kiến một sự phát triển đột biến do phần lớn vào việc mở rộng dịch vụ của các hãng hàng không giá thấp. Tại Bangkok, Pattaya, và các thành phố lớn khác, dịch vụ xe ôm luôn có sẵn. Số lượng taxi ở Bangkok cũng rất nhiều. Kể từ lần đầu tiên mở cửa đường sắt vận chuyển tốc độ caovào năm 1999 tại Bangkok, khách di chuyển hàng ngày trên các tuyến đường vận chuyển khác nhau của Bangkok đã tăng lên hơn 800.000, với nhiều tuyến đường sắt bổ sung đang được đề xuất và xây dựng.

Xe ô tô tư nhân, với mức tăng trưởng nhanh chóng góp phần vào tình trạng tắc nghẽn giao thông nổi tiếng của Bangkok trong hai thập kỷ qua, được sử dụng ngày càng nhiều đặc biệt trong giới khách du lịch, người nước ngoài, tầng lớp thượng lưu, và tầng lớp trung lưu. Một mạng lưới đường ô tô trên khắp Thái Lan đã từng bước được thực hiện, với đường cao tốc hoàn thành vào Bangkok và hầu hết miền trung Thái Lan. Những khu vực có đường thủy thường xuyên có dịch vụ tàu thuyền và nhiều phương tiện giao thông sáng tạo khác cũng tồn tại như tuk-tukvanpoolsongthaew, và thậm chí cả voi ở khu vực nông thôn.

Giao thông đi theo luật Anh: đi bên trái

Văn hóa

Kỳ lân bằng đá trong Hoàng Cung, ảnh hưởng rõ rệt của văn hóa Hán

Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Phật giáo - tôn giáo chính thức được công nhận là quốc giáo ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác.

Ẩm thực

Âm thực Thái phối hợp năm vị cơ bản: ngọt, cay, chua, đắng, và mặn. Thành phần thường được sử dụng trong ẩm thực Thái Lan bao gồm tỏi, ớt, nước cốt chanh, xả, rau mùiriềng, đường cọ, và nước mắm (nam pla). Các thực phẩm chủ yếu ở Thái Lan là gạo, giống lúa đặc biệt là gạo tám (còn được gọi là gạo "hom Mali") được dùng trong hầu hết các bữa ăn. Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong nhiều năm. Hơn 5.000 giống gạo từ Thái Lan được bảo quản trong ngân hàng gen lúa của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI), có trụ sở tại Philippines. Vua Thái Lan là người bảo trợ chính thức của IRRI.[47]

Nhà cửa

Điểm khác biệt nhất của nhà cửa người Thái so với các dân tộc Đông Nam Á khác là họ xây nhà sàn.Nhà người Thái lại gần với kiểu nhà của các cư dân Môn-Khmer. Tuy vậy, nhà người Thái lại có những đặc trưng không có ở nhà của cư dân Môn-Khmer: nhà người Thái nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cút với nhiều kiểu khác nhau. Hai gian hồi để trống và có lan can bao quanh. Khung cửa ra vào và cửa sổ có nhiều hình thức trang trí khác nhau. Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà Thái khá độc đáo: các gian đều có tên riêng. Trên mặt sàn được chia thành hai phần: một phần dành làm nơi ngủ của các thành viên trong gia đình, một nửa dành cho bếp và còn là nơi để tiếp khách nam. Vật liệu xây dựng nhà sàn thường là tre, gỗ, mái lợp bằng tranh, lá cọ… Nhà có phần chính và có sàn hiên với cầu thang đi lên (số bậc thang là số lẻ vì người Thái Lan quan niệm bậc thang số chẵn có thể dẫn ma quỷ vào nhà, mang lại điều không may mắn). Nhà sàn ở những vùng ngập nước sẽ được dựng cột chống đỡ nhà cao hơn, những nơi không ngập nước cũng dựng cột để có chỗ làm chuồng gia súc.

Phần nhà ở sẽ có bàn thờ Phật để ở vị trí cao ngang trán, một tượng Phật nhỏ hướng ra phía cửa, hương hoa, trầu cau là hai món thường được để dâng cúng Phật, ngoài ra còn có những dụng cụ nghi lễ, đồ dùng đựng đồ lễ.Đây được coi là nơi linh thiêng nhất, tất cả các sinh hoạt trong gia đình đều phải thể hiện sự tôn trọng với nơi linh thiêng này, không cho trẻ con hay đàn bà đi lại phía dưới, cấm hướng chân vào dù là lúc ngủ hay chuyện trò. Nhiều gia đình còn có miếu thờ làm từ tranh hay tre đơn giản ở lối vào chính. Họ cho rằng đây là việc làm cần thiết để giúp tránh khỏi những hoạn nạn, ốm đau.

Nhà chính nằm trong khuôn viên cùng một cái sân và một ngôi nhà phụ, có hàng tường rào bao quanh. Nhà bếp và nơi chứa nước nằm liền sát với nhà chính. Nơi để thóc lúa thì ở nơi tách biệt riêng.

Nhà sàn truyền thống, tạo ra không gian sinh hoạt tách rời với mặt đất, đây cũng là một cách giữ gìn sức khỏe, tránh được bệnh tật do thời tiết ẩm thấp. Sàn nhà hình chữ nhật có mái hiên che. Khoảng không gian bên dưới để trống còn được sử dụng là nơi làm việc, nơi đặt khung cửi dệt vải.

Từ những nét sơ khai ban đầu, nhà ở của Thái Lan có những bước phát triển hơn. Cấu trúc có phần phức tạp hơn để đáp ứng những nhu cầu cao hơn trong đời sống ngày nay.

Tags : quốc gia lập hiến nghi thức hiện nay nhận lời kế vị hội đồng thời gian thế giới thiểu số du lịch nổi tiếng quan hệ mở đầu quyền lợi tự do trong khi học giả tra của thay thế thị trấn