Sự biến đổi hóa học trong đĩa đệm và tốc độ xuất hiện yếu tố gây đau tại đoạn vận động cột sống

Sự biến đổi hóa học trong đĩa đệm và tốc độ xuất hiện yếu tố gây đau tại đoạn vận động cột sống

  1. Sự biến đổi hoá học trong đĩa đệm

Bên cạnh những nguyên nhân hoàn toàn cơ học, còn có những yếu tố kích thích khác tới những tận cùng ở đoạn vận động. Những thay đổi ờ đoạn vận động như rối loạn trương lực, những biến đổi độ pH cũng như thành phần hóa học cũng có thể là nguyên nhân phát sinh đau.

Nachemson (1969) đã đo độ pH ở đĩa đệm các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm bằng một điện cực antimoin hình kim. Nếu độ pH thấp hơn 7,0 thì chắc chắn có những phản ứng viêm ờ những rễ thần kinh. Những phản ứng như vậy không xảy ra ờ pH trên 7,0. Ở độ pH rất thấp (6,1), xung quanh các rễ thần kinh xuất hiện những tổ chức sẹo phản ứng dày. Sau đến thành phần hoá học của mảnh tổ chức thoát vị với những cơ khác nhau cũng giữ vai trò đáng kể đối với mức độ đau.

Ảnh minh họa

Kể cả khi chưa thoát vị, những kích thích ở những cấu trúc giáp ranh với rễ thần kinh (ví dụ dây chằng dọc sau), do những thay đổi về thành phần hoá học cũng có thể gây nên đau. Tương tự như những biến đổi hoá học xảy ra ở những cơ quan khác, đĩa đệm ờ trong tình trạng nuôi dưỡng kém cũng có ứ đọng các chất chuyển hoá nên làm thay đổi trương lực và độ pH của chất cơ bản của đĩa đệm.

Nachemson (1969) đã giả thuyết rằng, các men phân huỷ đạm trong các thể tiêu bào (lysosome) của tổ chức liên kết giải phóng các acid amin chưa ra khỏi phức hợp proteinpolysaccharid của chất cơ bản và do đó làm giảm giá trị pH xuống. Cả quá trình tăng các mucopolysaccharid dạng acid tự do cũng tham gia vào những biến đổi đó.

Trường hợp áp lực thuỷ tĩnh cao kéo dài, các chất chuyển hoá chưa đã hoà tan từ khoang đĩa đệm bị nén ép gây nên phản ứng viêm ở các sợi thần kinh lân cận. Nhưng khi vòng sợi đã bị rạn nứt thì không có tác động của áp lực trọng tải cao, quá trình gây phản ứng viêm vẫn có thể xảy ra.

  1. Tốc độ xuất hiện yếu tố gây đau

Vấn đề cần lưu ý là: sự xuất hiện đau ở đoạn vận động không chỉ do mức độ của những biến dạng quyết định mà còn do thời khoảng xuất hiện những biến dạng đó.

Ngay cả những trường hợp di lệch trục cột sống nặng kèm theo vặn cột sống, thoái hoá đốt sống, hư xương sụn cũng không gây đau đớn nếu quá trình biến dạng này diễn biến từ từ hàng năm. Trong thực tế nhiều người gù, người còng lưng hay người có dáng đi lệch vẹo cột sống vẫn có khả năng làm việc tương đối bình thường, không có “đau cột sống”. Rõ ràng là các rễ thần kinh, dây chằng, bao khớp của khớp đốt sống đã có đầy đủ khả năng thích nghi.

Trái lại, một lồi đĩa đệm nhỏ, nếu xuất hiện đột ngột và tiếp xúc với các yếu tố thần kinh nhạy cảm với áp lực trong dây chằng dọc sau hoặc trong rễ thần kinh, cũng gây nên đau đớn ghê gớm.

 
 

Tags : nguyên nhân hoàn toàn yếu tố kích thích tận cùng thay đổi rối loạn thành phần hóa học có thể phát sinh