TÔN GIÁO Ở ẤN ĐỘ (6): ĐẠO SIKH

 

Đạo Sikh do Khải tổ Guru Nanak, một nhà cải cách xã hội sáng lập vào thế kỷ XVI tại Punjab, một bang miền bắc Ấn Độ. Đạo Sikh không có các giáo chức, nhưng trong các gurdivara (đền thờ của đạo Sikh, có nghĩa là cổng vào Guru) thường có những người có khả năng đọc được Sách kinh, gọi là Granthi, đứng ra trông coi việc đạo. Sách kinh cơ bản của đạo Sikh là Adi Granth, thường được gọi là Guru Granth Sahib.

Đạo Sikh chia sẻ giáo lý karma và luân hồi với các tôn giáo truyền thống khác của Ấn Độ như là Hindu, Phật giáo và đạo Jaina. Giáo lý của đạo Sikh dựa trên những tín điều mà Guru Khải tổ Nanak và chín vị Guru Thế tổ khác truyền lại. Nội dung chủ yếu gồm: Đạo Sikh là một nhất thần giáo, nghĩa là chỉ thờ duy nhất một vị thần, đó là Chúa Trời. Chúa Trời tạo ra vũ trụ, sự tồn tại của vũ trụ phụ thuộc vào ý chí của Chúa Trời. Chúa Trời đã, đang và sẽ tồn tại mãi. Chúa Trời không có hình thù, không có giới tính, chưa bao giờ và sẽ không bao giờ mang hình dáng con người trên Trái đất. Cốt lõi của Chúa Trời là sự thật, Chúa Trời không hận thù, không sợ hãi, Chúa Trời đến với nhân loại trên toàn thế gian thông qua lời nói được phát ra bởi các Guru – người Thầy cả, được thể hiện dưới hình thức các shabads. Đạo Sikh nhấn mạnh sự bình đẳng về xã hội và giới tính, nhấn mạnh tới việc làm điều thiện hơn là thực hành các nghi lễ. Các tín đồ đạo Sikh tin rằng, muốn đạt tới cuộc sống tốt đẹp thì cần phải luôn giữ đức tin trong trái tim, khối óc, phải làm việc chăm chỉ và trung thực, phải đối xử bình đẳng với tất cả mọi người, phải có lòng hảo tâm trước những người kém may mắn hơn và phải phục vụ mọi người. Bằng cách hiến dâng đời mình để phụng sự mọi người, họ đã từ bỏ được bản ngã và tính tự ái cá nhân. Nhiều tín đồ đạo Sikh làm việc lặt vặt tại các gurdwara cũng như là phục vụ cộng đồng, bao gồm làm những việc nấu nướng và quét dọn. Các langar, tức các bếp ăn miễn phí, là một sự phục vụ cộng đồng khác. Các tín đồ đạo Sikh được nhận diện qua chiếc khăn xếp đội đầu trùm hết mái tóc để dài và hàm râu quai nón không cao của mình. Môi một tín đô đạo Sikh cũng thương đeo một chiếc kara (vòng kim loại).

Thế tổ Guru Nanak giảng dạy về sự thống nhất và cải cách cho môn đệ của mình tại Ấn Độ, và như là một dấu ấn của sự tôn sùng của họ đối với ông, họ tự gọi mình là Sikh, chuyển từ tiếng Sanskrit ‘shishya’, có nghĩa là ‘học trò’ hoặc ‘môn đệ’ của các Guru. Năm 1539, Guru Angad qua đời và truyền sứ mệnh lại cho Guru Nanak. Từ đó về sau các guru tiếp tục sự nghiệp của Guru Nanak là Amar Das, Ram Das, Arjun, những người bị hành hạ tra tấn đến chết theo lệnh của hoàng đế Jahangir của triều đại Mughal, người mang vũ lực đến với đạo Sikh; Hargobind, Har Rai, Har Krishan và Tegh Bahadur, những người dành cả cuộc đời cho dân của mình; và Govind Singh, vị guru thứ 10 và cũng là cuối cùng qua đời vào năm 1708. Govind Singh truyền lại rằng, sau cái chết của ông, bài học tinh thần của đạo Sikh sẽ nằm trong sách kinh Guru Granth Sahib. Cuốn kinh này có thân phận của một guru và đươc tôn kính như là sự hiện diện sống động của các guru. Bộ sách chứa đựng các bài giảng của Guru Nanak và được viết bằng chữ Gurmukhi, nghĩ đen là “từ miệng của Guru” Govind Singh thành lập một nhóm người cùng chí hướng của đao Sikh lấy tên là Khalsa. 

Các tín đồ đạo Sikh nằm rải rác các miền khác nhau của Ân Độ và nước ngoài, nhưng họ tập trung ở bang Punjab, nơi thánh địa của đạo Sikh là Amristar tọa lạc. Nơi linh thiêng nhất của đạo Sikh là Đền Vàng được xây dựng trên một hòn đảo trong bể nước sâu Amrita Saras (nghĩ là Hồ Nectar) tại Amritsar.

GURU NANAK

Guru Nanak sinh năm 1469 tại Kalyan Chanel và Tripti, ‘Nahkanạ Sahib’, một ngôi làng ở Pakistan ngày nay. Vì cho rằng Nanak dường như không có thiên hướng về bất cứ nghề nghiệp hữu ích nào, cha ông đã đưa ông đến Sultanpur, nơi chị gái của Nanakỉ cùng chồng sinh sống: Tại đó, Nanak được bố trí làm việc tại một cửa hiệu địa phương nhưng thay vì bán hàng, ông lại phân phát hàng hóa cho người nghèo. Năm 27 taổi, Nanak rời Sultanpur và dấn mình vào một cuộc phiêu lưu thuyết giáo gọi là udasis. Ông không chấp nhận sự phân biệt giữa con người dựa trên giai cấp hoặc tín ngưỡng và giảng dạy mọi người cách nhìn thấy những điều bên dưới những rào chắn này. Quan điểm của Gum Nanak hướng về đạo Hindu và đạo Hồi dẫn đến việc một số người miêu tả ông như là một người hòa giảỉ của hai tôn giáo này. 

Trích sách “5000 năm lịch sử và văn hóa Ấn Độ”

Tags : cải cách xã hội sáng lập thế kỷ có nghĩa khả năng gọi là trông coi cơ bản