Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh THPT THPT Lương Thế Vinh

1.

Kiểu hình của cơ thể sinh vật phụ thuộc vào yếu tố nào?

A:

Kiểu gen do bố mẹ di truyền

B:

Kiểu gen và môi trường

C:

Điều kiện môi trường sống

D:

Quá trình phát triển của cơ thể

Đáp án: B

2.

Hình ảnh dưới đây nói về một dạng đột biến cấu trúc NST:

A:

Lặp đoạn

B:

 Mất đoạn

C:

Chuyển đoạn

D:

Đảo đoạn

Đáp án: D

3.

Ưu thế nổi bật của kĩ thuật di truyền là:

A:

sản xuất một loại prôtêin nào đó với số lượng lớn trong một thời gian ngắn.

B:

khả năng cho tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài rất xa nhau trong hệ thống phân loại.

C:

tạo ra được các động vật chuyển gen mà các phép lai khác không thể thực hiện được.

D:

tạo ra được các thực vật chuyển gen cho năng xuất rất cao và có nhiều đặc tính quí.

Đáp án: B

4.

Ở cừu, kiểu gen HH quy định có sừng, kiểu gen hh quy định không sừng, kiểu gen Hh quy định có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái; gen này nằm trên NST thường. Cho các cừu đực không sừng lai với các cừu cái có sừng, thu được F1. Cho các cừu đực F1 giao phối với các cừu cái có sừng, thu được F2. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là

A:

75% cừu có sừng : 25% cừu không sừng.

B:

100% cừu có sừng.

C:

50% cừu có sùng : 50% cừu không sừng.

D:

100% cừu không sừng.

Đáp án: A

Đáp án A
Cừu đực: HH, Hh: có sừng; hh: không sừng
Cừu cái: HH: có sừng, Hh,hh: không sừng
P: ♂hh × ♀HH
F1: Hh
♂ F1 × ♀HH
F2:
♂: 1HH:1Hh → 100% có sừng
♀: 1HH:1Hh → 50% có sừng: 50% không sừng
Vậy tỉ lệ kiểu hình chung là: 75% có sừng: 25% không sừng.

5.

Cho biết mỗi gen quy định l tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiêu hình 1 : 1 : 1: 1?

A:

AaBb x AaBb.

B:

Aabb x AaBb.

C:

Aabb x aaBb.

D:

AaBb x aaBb.

Đáp án: C

[TH_Lớp 12_Ch.II_Quy luật di truyền ].
Đáp án đúng là C.
Với phép lai có từ 2 cặp gen phân li độc lập trở lên, ta tách từng cặp rồi nhân tỉ lệ kiểu hình từng cặp lại với
nhau sẽ thu được tỉ lệ kiểu hình đời con.
AaBb x AaBb = (Aa x Aa)(Bb x Bb) = (3 :1)(3:1) = 9 : 3 : 3 :1.
Aabb x AaBb = (Aa x Aa)(bb x Bb) = (3 :1)(1:1) = 3 : 3 : 1 :1.
Aabb x aaBb = (Aa x aa)(bb x Bb) = (1 :1)(1:1) = 1 : 1 : 1 :1.
AaBb x aaBb = (Aa x Aa)(Bb x Bb) = (1 :1)(3:1) = 3 : 3 : 1 :1.

6.

Tiến hành tổng hợp nhân tạo một đoạn mARN từ một dung dịch chứa các đơn phân ribonucleotide, người ta thấy xuất hiện 8 loại bộ ba với tỷ lệ mỗi loại là tương đương nhau. Nhận xét về thành phần dung dịch ribonucleotide nguyên liệu được sử dụng chính xác là:

A:

Có 4 loại ribonucleotide khác nhau tổ hợp thành 8 loại bộ ba nói trên.

B:

Có 2 loại ribonucleotide với tỷ lệ ngang nhau cho mỗi loại đã được sử dụng.

C:

Có 3 loại ribonucleotide với tỷ lệ 1:2:1 trong dung dịch sử dụng.

D:

Có 3 loại ribonucleotide trong dung dịch với tỷ lệ mỗi loại là tương đương nhau.

Đáp án: B

7.

Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới một:

A:

số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.

B:

hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.          

C:

số cặp nhiễm sắc thể.

D:

một, một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.

Đáp án: B

8.

Kiểu gen nào sau đây là không thuần chủng?

A:

aaBB.

B:

aabb

C:

AaBb

D:

AAbb.

Đáp án: C

Kiểu gen AaBb dị hợp về 2 cặp gen
Chọn C

9.

Trong quần thể xét một gen có 3 alen : a1, a2, a3, Biết rằng không xảy ra đột biến, người ta có thể thực hiện được bao nhiêu phép lai từ các kiểu gen của 2 alen trên (không kể các phép lai thuận nghịch?

A:

9 phép lai.

B:

6 phép lai.

C:

21 phép lai.

D:

42 phép lai.

Đáp án: C

Đáp án C

Ba alen a1, a2, a3 tạo được số kiểu gen là: 3(3+1)/2 = 6
 

Số phép lai tạo ra là 6.(6+1)/2 = 21

* Lưu ý: Giả sử quần thể có n kiểu gen khác nhau, thì số kiểu giao phối hay số phép lai tình bằng công thức: n.(n+1)/2

10.

Loài người Homo habilis được đặt tên như vậy do:

A:

Họ là vượn người phương Nam

B:

Họ là người vượn

C:

Họ là người khéo léo

D:

Họ là người đứng thẳng.

Đáp án: C

11.

Một gen có 110 chu kì xoắn và có tổng 2700 liên kết hiđrô. Gen bị đột biến điểm làm giảm 2 liên kết hiđrô. Số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp khi gen đột biến tự sao 3 lần là:

A:

A = T = 2968, G = X = 2800

B:

A = T = 4193, G = X = 3500

C:

 A = T = 4200, G = X = 4193

D:

 A = T = 2807, G = X = 2968

Đáp án: B

12.

Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng?

A:

Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định.

B:

Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

C:

Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.

D:

Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.

Đáp án: C

13.

Cơ chế tác động của các loại tia phóng xạ trong việc gây đột biến nhân tạo là :

A:

kích thích các nguyên tử nhưng không gây ion hoá khi chúng đi qua.

B:

kích thích và ion hoá các nguyên tử khi chúng đi qua các mô sống.

C:

làm đứt phân tử ADN hoặc nhiễm sắc thể.

D:

cản trở sự phân li của nhiễm sắc thể.

Đáp án: B

14.

Các trình tự ADN ở nhiều gen của người rất giống với các trình tự tương ứng ở tinh tinh. Giải thích đúng nhất cho quan sát này là

A:

Tinh tinh được tiến hóa từ người

B:

Người và tinh tinh có chung tổ tiên

C:

Tiến hóa hội tụ đã dẫn đến sự giống nhau về ADN

D:

Người được tiến hóa từ tinh tinh

Đáp án: B

15.

Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm sắc thể?

A:

Đảo đoạn nhiễm sắc thể.

B:

Lặp đoạn nhiễm sắc thể.

C:

Mất đoạn nhiễm sắc thể.

D:

Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể khác nhau.

Đáp án: A

Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, đột biến đảo đoạn hoặc chuyển đoạn trên cùng 1 NST sẽ không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm sắc thể