Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh THPT Lương Văn Can

1.

Theo La Mác nguyên nhân tiến hoá là do:

A:

chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi.

B:

ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân là cho các loài biến đổi.

C:

ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.

D:

ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên.

Đáp án: B

2.

Một gen có 1500 nuclêôtit đã xảy ra đột biến cặp nuclêôtit thứ 10(A- T) chuyển thành cặp(G- X) trong gen, chuỗi prôtêin tương ứng do gen tổng hợp:

A:

mất một axitamin.

B:

thay đổi toàn bộ cấu trúc của prôtêin.

C:

thay thế một axitamin khác.

D:

thayđổi các axitamin tương ứng với vị trí đột biến trở đi.

Đáp án: C

3.

Điều nào sau đây KHÔNG phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái?

A:

Do quá trình cạnh tranh và hợp tác giữa các loài trong quần xã sinh vật

B:

Do các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên của con người đặc biệt là khai thác tài nguyên sinh học.

C:

Do thay đổi của điều kiện tự nhiên, khí hậu xung quanh quần xã.

D:

Do cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, đặc biệt là sự cạnh tranh của các loài ưu thế.

Đáp án: A

4.

Ở cừu, kiểu gen HH quy định có sừng, kiểu gen hh quy định không sừng, kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F1, cho F1 giao phối với nhau được F2. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 và F2 là

A:

F1: 100% có sừng; F2: 1 có sừng: 1 không sừng.

B:

F1: 100% có sừng; F2: 3 có sừng: 1 không sừng.

C:

F1: 1 có sừng : 1 không sừng; F2: 3 có sừng: 1 không sừng.

D:

F1: 1 có sừng : 1 không sừng; F2: 1 có sừng: 1 không sừng.

Đáp án: D

5.

Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến đổi

A:

ở một loạt tính trạng do nó chi phối

B:

ở toàn bộ kiểu hình của cơ thể

C:

ở một số tính trạng mà nó chi phối

D:

ở một tính trạng

Đáp án: A

Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến đổi ở một loạt tính trạng do nó chi phối
Chọn A

6.

Một loài thực vật, thực hiện phép lai: AABB x aabb, thu được các hợp tử F1. Gây đột biến tứ bội hóa F1 với hiệu suất 30% tạo ra các cây F1 Các cây F1 đều giảm phân bình thường và thể từ bội chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tỉ lệ giao tử mang 1 alen lặn chiếm tỉ lệ 5/12.

II. Tỉ lệ giao tử mang toàn alen trội chiếm tỉ lệ 11/60.

III. Ti lệ giao tử mang 2 alen trội chiếm tỉ lệ 13/40.

IV. Ti lệ giao tử mang ít nhất 1 alen trội chiếm tỉ lệ 49/60.

A:

1

B:

2

C:

3

D:

4

Đáp án: D

7.

Phả hệ ở hình bên mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người: Bệnh P do một trong hai alen của một gen quy định; bệnh M do một trong hai alen của một gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

A:

Người số 13 có kiểu gen đồng hợp tử về hai cặp gen

B:

Người số 4 không mang alen quy định bệnh P

C:

Xác suất sinh con thứ nhất chỉ bị bệnh của cặp 12-13 là 1/4

D:

Xác suất sinh con thứ nhất là con trai và chỉ bị bệnh P của  cặp 12-13 là 1/16

Đáp án: D

Người 6,7 bình thường sinh con gái mắc bệnh P => Bệnh P do alen lặn nằm trên nhiều sắc thể thường quy định.

KG của người số 8: pp kết hôn với người 9: P_

=> người 13 không thể có kiểu gen đồng hợp về bệnh p

=> A sai.

Người số 3 pp kết hôn với người 4 P_, sinh ra người 8 mắc bệnh P => (4) phải mang alen gây bệnh => B sai.

- Xét bệnh P:

(11) pp => (6) Pp x (7) Pp => (12) 1/3PP : ⅔ Pp => ⅔ P: ⅓ p.

(3) Pp

=> Xác suất sinh con thứ nhất bị bệnh P của cặp 12-13 là: ⅙

=> C sai.

- Xét bệnh M

(12) XMY

(8) XMXm x (9) XMY

=> (13): ½ XMXM: ½ XMXm

=> Xác suất sinh con thứ nhất là con trai không bị bệnh M của cặp 12,13 là: 3/8

=> Xác suất sinh con thứ nhất là con trai chỉ bị bệnh P của cặp 12-13 là: 3/8 x ⅙ = 1/16.

=> D đúng.

8.

Trong số các phát biểu dưới đây về quá trình sinh sản ở thực vật hạt kín, phát biểu nào là chính xác?

A:

Hạt phấn mọc ống phấn thành thục và phát triển đầy đủ có 3 nhân trong đó có 2 nhân sinh dưỡng và 1 nhân sinh sản.

B:

Tế bào trứng được thụ tinh với 2 nhân sinh sản của hạt phấn tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi.

C:

Tế bào nhân cực được thụ tinh với một trong hai tinh tử của hạt phấn và hình thành tế bào 3n, phát triển thành nội nhũ của hạt.

D:

Các loại hạt đều có nội nhũ phát triển và trở thành thành phần dự trữ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi.

Đáp án: C

9.

Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái:(1) Động vật ăn động vật.(2) Động vật ăn thực vật.(3) Sinh vật sản xuất.Sơ đồ thể hiện đúng thứ tự truyền của dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là

A:

(1) → (3) → (2).

B:

(1) → (2) → (3).

C:

(2) → (3) → (1).

D:

(3) → (2) → (1).

Đáp án: D

10.

Trong chọn giống người ta có thể loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn do áp dụng hiện tượng:

A:

mất đoạn nhỏ.

B:

đảo đoạn.

C:

lặp đoạn.

D:

chuyển đoạn lớn.    

Đáp án: A

11.

Khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
 

A:

Quan hệ cạnh tranh làm cho số lượng và sự phân bố của các cá thể duy trì ở mức độ phùhợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.
 

B:

Quan hệ hỗ trợ giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
 

C:

Cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao dẫn đến quần thể bị diệt vong
 

D:

Cạnh tranh cùng loài góp phần nâng cao khả năng sống sót và thích nghi của quần thể
 

Đáp án: C

Cạnh tranh xảy ra khi mật độ quần thể tăng lên quá cao giúp cho mật độ quần thể cân bằng trở lại chứ không dẫn đến sự diệt vong của quần thể. Quần thể nếu đi vào diệt vong thường do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo nàn vốn gen, rơi vào vòng xoáy tuyêt chủng

Cạnh tranh cùng loài góp phần nâng cao khả năng sống sót và thích nghi của quần thể bởi nó giúp đào thải những cá thể yếu kém và giữ lại những cá thể khỏe mạnh, cạnh tranh tốt, sinh sản tốt

Đáp án C
 

12.

Khi nói về quá trình sinh sản ở thực vật hạt kín, một học sinh đưa ra các phát biểu sau đây:
(1). Sự thụ phấn xảy ra do tác động của gió, côn trùng hay các loài động vật khác khiến hạt phấn đính vào đầu nhụy.
(2). Để xảy ra quá trình thụ tinh, nhất định phải xảy ra quá trình thụ phấn.
(3). Sau khi trải qua thụ phấn, nhân hạt phấn tiến hành giảm phân tạo ra 2 tinh tử có vật chất di truyền giống nhau.
(4). Dùng auxin ngoại sinh có thể kích thích quá trình hình thành quả không hạt.
Có bao nhiêu phát biểu không chính xác?

A:

4

B:

2

C:

3

D:

1

Đáp án: D

13.

Loài cỏ Spartina có bộ NST 2n = 120 được xác định gồm bộ NST của loài cỏ gốc châu âu 2n = 50 và bộ NST của loài cỏ gốc châu Mĩ  2n = 70. Loài cỏ Spartina được hình thành bằng

A:

con đường lai xa và đa bội hoá

B:

phương pháp lai tế bào.

C:

con đường tự đa bội hoá.

D:

con đường sinh thái.

Đáp án: A

14.

Những cơ thể sinh vật trong đó có bộ nhiễm sắc thể trong nhân của tất cả các tế bào đều chứa số lượng nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau được gọi là

A:

Thể lệch bội

B:

Thể đa bội 

C:

Thể tự đa bội

D:

Thể dị đa bội

Đáp án: D

Những cơ thể sinh vật trong đó có bộ nhiễm sắc thể trong nhân của tất cả các tế bào đều chứa số lượng nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau được gọi là thể dị đa bội.

Đáp án đúng D

15.

Một cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân phát sinh giao tử, ở một số tế bào xảy ra sự rối loạn phân ly trong giảm phân ở cặp nhiễm sắc thể chứa cặp gen Aa. Cơ thể đó có thể tạo ra số loại giao tử tối đa là

A:

6

B:

4

C:

8

D:

12

Đáp án: D

Bb → 2 loại giao tử B, b.

Aa, 1 số tế bào rối loạn giảm phân (I, hoặc II, hoặc cả 2 lần) → A, a, Aa, AA, aa, O

=> Số loại giao tử tối đa: 2 x 6 = 12

Đáp án đúng D