Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh THPT Nguyễn Văn Linh

1.

Trong phép lai ba tính, trong đó A là trội không hoàn toàn so với a, B trội hoàn toàn so với b, C trội hoàn toàn so với c. Các gen nằm trên các NST khác nhau, không có đột biến xảy ra. Cặp bố mẹ đem lai phải có kiểu gen như thế nào để đời sau thu được tỷ lệ 9:9:3:3:3:3:1:1?

A:

AaBbCc x aaBbCc

B:

AaBbCc x aaBbCc hoặc AABbCc x AaBbCc

C:

AaBbCc x AABbCc hoặc AaBbCc x aabbCc

D:

AaBbCc x aaBbCc hoặc AaBbCc x aaBbcc

Đáp án: B

2.

Hình ảnh dưới đây cho thấy các cấp độ cấu trúc của NST trong tế bào nhân thực.

Trong số các khẳng định sau, khẳng định nào là chính xác?

A:

Với cấu trúc có đường kính 1400nm cho thấy NST có hiện tượng co xoắn cực đại nhằm tạo điều kiện cho sự di chuyển dễ dàng khi phân ly NST trong quá trình phân bào.

B:

Hầu hết vật chất di truyền của tế bào nhân thực tập trung trong 1 NST điển hình, được bảo vệ bởi hệ thống protein histon.

C:

Trong mỗi thời kỳ của chu kỳ tế bào đều có thể quan sát được tất cả các cấu trúc xuất hiện như trong hình ảnh này.

D:

Chỉ những vùng NST chứa các gen ít sử dụng hoặc gen bất hoạt mới được đóng xoắn, còn các gen thường xuyên sử dụng luôn ở trạng thái sợi mảnh.

Đáp án: A

3.

Các quy luật di truyền phản ánh :

A:

vì sao con giống bố mẹ.

B:

xu thế tất yếu trong sự biểu hiện các tính trạng của bố mẹ ở các thế hệ con cháu.

C:

tỉ lệ các kiểu gen ở các thế hệ lai.

D:

tỉ lệ các kiểu hình ở các thế hệ lai.

Đáp án: B

4.

Cho sơ đồ phả hệ sau: 

Quy ước: : Nam bình thường: Nam bị bệnh: Nữ bình thường: Nữ bị bệnhIIIIII?Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quyđịnh. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệIII trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên là

A:

\(1 \over 8\)

B:

\(1 \over 3\)

C:

\(1 \over 4\)

D:

\(1 \over 6\)

Đáp án: D

Theo bài ra ta thấy ở thế hệ thứ II có cả con trai và con gái bị bệnh được sinh ra từ cặp bố mẹ ban đầu bình thường chứng tỏ gen có alen qui định bệnh là gen nằm trên NST thường, không phải gen liên kết với NST giới tính. Suy ra quy ước gen theo đầu bài :

Quy ước:  A: Bình thường (không bệnh)>> a: bệnh

- ở thế hệ thứ 2 người con gái không bị bệnh đi lấy chồng không bị bệnh sinh được người con gái ở thế hệ thứ 3 bị bệnh chứng tỏ cặp vợ chồng này đều mang KG dị hợp Aa

- Theo phép lai ở thế hệ I ta có: Aa . Aa   →  1AA : 2Aa: 1aa, chứng tỏ xác suất xuất hiện người con trai ở thế hệ II không bị bệnh mang KG Aa chiếm 2/3 trong tổng số  KH bình thường :  \(2Aa \over 3A-\)          (1)

- Người con trai bình thường ở thế hệ III đi lấy vợ bị bệnh sinh được người con gái bị bệnh với xác suất là \(1 \over 2\) theo phép lai: Aa . aa     →    1Aa : 1aa   (2)

- Xác suất để sinh được trai hoặc gái ở người là  \(1 \over 2\)     (3)

Kết hợp (1), (2), và (3) ta có kết quả cuối cùng

\(2 \over3\) . \(1 \over 2\) .\(1 \over 2\)  =  \(1 \over 6\)

→ Đáp án D

 

 

5.

Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?

A:

Ở sinh vật nhân thực, côđon 3’AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hoá axit amin mêtiônin.

B:

Côđon 3’UAA5’ quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.

C:

Tính thoái hoá của mã di truyền có nghĩa là mỗi côđon có thể mã hoá cho nhiều loại axit  amin.

D:

Với ba loại nuclêôtit A, U, G có thể tạo ra 24 loại côđon mã hoá các axit amin.

Đáp án: D

6.

Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa. Tần số alen a của quần thể này là bao nhiêu?

A:

0,8

B:

0,2

C:

0,5

D:

0,3

Đáp án: A

7.

Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có hai alen, alen A quy định thân caotrội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉlệ 25%. Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá, kiểu hình thânthấp ở thế hệ con chiếm tỉ lệ 16%. Tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể (P) là

A:

0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa.

B:

0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa.

C:

0,30AA : 0,45Aa : 0,25aa.

D:

0,10AA : 0,65Aa : 0,25aa.

Đáp án: A

+ Cả 4   phương án A, B, C, và D mà đầu bài đưa ra đều có có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 25% quần thể ban đầu (P) nên phương án nào cũng có thể chấp nhận được.

+ Tần số alen A va tần số alen a trong quẩn thể (P) ở phương án A có:

Tần số alen A: 0,45 + \(0,3 \over 2\) = 0,6

Tần số alen a: 0,25  + \(0,3 \over 2\) = 0,4

+ Sau một thế hệ ngẫu phối ta có kết quả qua bảng pennet tính toán sau:

Vậy →  chỉ có đáp án là: A. 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa là đáp ứng được các yêu cầu của đề bài, tính toán tương tự cho thấy ở các phương án còn lại không đáp ứng.

Cách 2:  : trong quần thể giao phối thì tần số alen không đổi :

Sau 1 thế hệ  ngẫu phối quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng (điều kiện đầu bài đã thoả mãn định luật Hacdi –Vanbec) : nên ta tính được tần số alen a :  q = \( \sqrt{0,16}\) = 0.4 mà ở  Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 25% = 0,25 nên tần số alen lặn = \(0,25 + tỉ lệ KG dị hợp \over 2 \)= 0,4 => tỉ lệ kG dị hợp Aa = 0,3.

=> đáp án  A

 

8.

Trong kĩ thuật di truyền, điều không đúng về phương pháp đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận là:

A:

Dùng muối CaCl2 hoặc dùng xung điện.

B:

Dùng vi kim tiêm hoặc súng bắn gen.

C:

Dùng hoóc môn thích hợp kích thích tế bào nhận thực bào.

D:

Gói ADN tái tổ hợp trong lớp màng lipít, chúng liên kết với màng sinh chất và giải phóng AND tái tổ hợp vào tế bào nhận.

Đáp án: C

9.

Đột biến giao tử xảy ra trong quá trình:

A:

giảm phân.

B:

phân cắt tiền phôi.

C:

nguyên phân.

D:

thụ tinh.

Đáp án: A

10.

Ở một loài thực vật, A; thân cao, a: thân thấp, B: hạt tròn, b: hạt dài, D: chín sớm, d: chín muộn. Cho cây thuần chủng thân cao, hạt tròn, chín sớm giao phấn với cây thân thấp, hạt dài, chín muộn thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được tỉ lệ kiểu hình như sau: 56,25% cây thân cao, hạt tròn, chín sớm: 18,75% thân cao, hạt dài, chín muộn: 18,75% thân thấp, hạt tròn, chín sớm: 6,25% thân thấp, hạt dài, chín muộn. Nếu cho các cây thân cao, hạt tròn, chín sớm ở F2 tự thụ phấn thì tỉ lệ cây thân thấp, hạt dài, chín muộn thu được ở đời lai theo lý thuyết là bao nhiêu? Biết rằng tần số hoán vị gen (nếu có) bé hơn 50% và diễn biến nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở hai giới và ở các thế hệ lai là như nhau.

A:

1/4

B:

1/36

C:

1/16

D:

1/81

Đáp án: B

11.

Trong cặp NST giới tính XY đoạn không tương đồng là:

A:

đoạn mang gen alen

B:

đoạn có các lôcut như nhau

C:

đoạn mang gen qui định các tính trạng khác giới

D:

đoạn mang các gen đặc trưng cho mỗi chiếc

Đáp án: D

12.

Một quần thể động vật , ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới cái là 0,1 AA : 0,2 Aa : 0,7 aa; ở giới đực là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Sau một thế hệ ngẫu phối thì thế hệ F1

A:

đạt trạng thái cân bằng di truyền

B:

có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 56%

C:

có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%

D:

có kiểu gen đồng hợp tử lặn chiếm tỉ lệ 28%

Đáp án: B

- Gọi p, q và s, t lần lược là tần số alen A và a ở giới đực và giới cái

- Xét giới cái: p = 0,2; q = 0,8.

- Xét giới đực: s = 0,6; t = 0,4.

- Cấu trúc di truyền của quần thể ở F1 là: psAA: (pt + qs)Aa: qtaa, từ đó .

+ Tỷ lệ đồng hợp tử trội: ps = 0,2 x 0,6 = 0,12.                   (1)

+ Tỷ lệ KG dị hợp: pt + qs = 0,2 x 0,4 + 0,8 x 0,6 = 0,56.         (2)

+ Quần thể không đạt TTCB.                                                  (3)

+ Tỷ lệ đồng hợp tử lặn: qt = 0,8 x 0,4 = 0,32                     (4)

-  Qua đó ta thấy chỉ (2) thoả mãn .

=> Đáp án B

 

13.

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể?

A:

Đột biến.

B:

Các yếu tố ngẫu nhiên.

C:

Chọn lọc tự nhiên.

D:

Giao phối không ngẫu nhiên.

Đáp án: D

14.

Hạn chế của Đacuyn khi trỡnh bày học thuyết tiến hoỏ sinh giới là:

A:

Chưa nêu rừ nguyờn nhõn phỏt sinh và cơ chế di truyền của biến dị

B:

Cho rằng động lực của chọn lọc nhân tạo là nhu cầu con người

C:

Dựa vào lý thuyết chọn lọc tự nhiờn để giải thớch tiến hoỏ ở sinh vật

D:

Quan niệm biến dị cỏ thể là nguyờn liệu của tiến hoá

Đáp án: A

15.

Ở ruồi giấm, hai cặp gen quy định màu sắc thân và chiều dài cánh cùng nằm trên 1 cặp NST thường tương đồng, cặp gen quy định kích thước râu nằm trên cặp NST thường tương đồng khác. Tiến hành phép lai Pthuần chủng: Thân xám, cánh dài, râu dài x thân đen, cánh cụt, râu ngắn được F1 100% thân xám, cánh dài, râu ngắn. Cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỷ lệ thân xám, cánh dài, râu ngắn chiếm tỷ lệ 54,375%. Trong số các nhận xét dưới đây về sự di truyền của các tính trạng:
(1). Ở F2, tỷ lệ kiểu hình thân đen, cánh cụt, râu dài chiếm 5,625%
(2). Ở F2, tỷ lệ thân xám, cánh cụt, râu ngắn bằng với tỷ lệ thân đen, cánh dài, râu ngắn.
(3). Khi lai phân tích ruồi F1 luôn tạo ra 8 lớp kiểu hình với tỷ lệ 9:9:1:1:1:1:1:1
(4). Không xác định được tỷ lệ thân xám, cánh dài, râu dài ở F2 vì chưa xác định được tần số hoán vị.
Số nhận xét đúng là:

A:

1

B:

2

C:

3

D:

4

Đáp án: B