Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh Trường THPT Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân

1.

Gen A có 3000 nuclêotít và A : G = 4.0. Gen A bị đột biến điểm tạo ra alen a có tỷ lệ : A : G ≈ 4,0167. Dạng đột biến gen là

A:

Thêm một cặp A-T

B:

Mất một cặp G-X

C:

Thay thế G-X bằng A-T

D:

Thay thế A-T bằng G-X

Đáp án: C

Ta có: A + G =3000/2 = 1500 và A/G = 4 => A = T = 1200 và G = X = 300 Sau đột biến A/G = 4,0167 → Tỉ lệ A/G tăng lên, do đó khả năng đây là dạng đột biến thay thế G - X bằng A - T hoặc mất 1 cặp G - X hoặc thêm 1 cặp A- T. Mặt khác A/G =1201/299 => A=1201, G=299 => đây là dạng đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T

2.

Ở một quần thể sinh vật lưỡng bội, xét một gen có 2 alen là A và a . Trong trường hợp không xảy ra đột biến, quá trình ngẫu phối tạo ra trong quần thể này 5 loại kiểu gen thuộc về gen trên. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây giữa hai cá thể của quần thể này cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:1?

A:

Aa × aa

B:

Aa × AA.

C:

XAXA × XaY

D:

XAXa × XAY

Đáp án: C

3.

Biết quá trình giảm phân xảy ra hoán vị gen giữa B và b với tần số 40%, giữa E và e là 20% . Một cá thể có kiểu gen \(Ab \over aB\) \(DE \over de\) tỉ lệ xuất hiện giao tử ab de:

A:

8%

B:

4%

C:

16%

D:

12%

Đáp án: A

Ta có B và b hoán vị 40%, ab là giao tử hoán vị ⇒ ab = 0,4 : 2 = 0,2
E và e hoán vị với tần số 20% ⇒ de = 0,5 - (0,2 : 1) = 0,4
Tỉ lệ xuất hiện giao tử ab de là 0,2 x 0,4 = 0,08 = 8%

4.

Mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?

A:

Đều làm chết các cá thể của loài bị hại

B:

Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợ

C:

Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi

D:

Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài

Đáp án: D

5.

Tại sao trong sinh sản của thực vật hạt kín, quá trình thụ tinh lại được gọi là thụ tinh kép?

A:

Vì luôn có 2 hạt phấn tham gia vào quá trình thụ phấn và thụ tinh cho hoa cái.

B:

Mỗi hoa cái có 2 noãn bào và chúng được thụ tinh tạo ra sản phẩm, một noãn thụ tinh tạo hợp tử, noãn còn lại thụ tinh tạo thành tế bào trung tâm.

C:

Mỗi hạt phấn tạo ra 2 tinh tử, 1 tinh tử thụ tinh với noãn trong túi phôi tạo hợp tử, tinh tử còn lại thụ tinh với tế bào trung tâm tạo thành tế bào 3n.

D:

Mỗi hoa gồm có phần đực gọi là nhị và phần cái gọi là nhụy, hoạt động thụ tinh diễn ra trên hoa này gọi là thụ tinh kép.

Đáp án: C

6.

Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; tính trạng chiều cao cây được quy định bởi hai gen, mỗi gen có hai alen (B, b và D, d) phân li độc lập. Cho cây hoa đỏ, thân cao (P) dị hợp tử về 3 cặp gen trên lai phân tích, thu được Fcó kiểu hình phân li theo tỉ lệ 70 cây thân cao, hoa đỏ : 180 cây thân cao, hoa trắng : 320 cây thân thấp, hoa trắng : 430 cây thân thấp, hoa đỏ. Trong các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Kiểu gen của (P) là Ab//aB Dd.
(2) Ở Fa có 8 loại kiểu gen.
(3) Cho (P) tự thụ phấn, theo lí thuyết, ở đời con kiểu gen đồng hợp tử lặn về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 0,49%.
(4) Cho (P) tự thụ phấn, theo lí thuyết, ở đời con có tối đa 21 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.

A:

4

B:

1

C:

2

D:

3

Đáp án: D

7.

Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp này trên một cặp NST tương đồng. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với d quy định quả dài, cặp gen Dd nằm trên cặp NST tương đồng số II. Cho giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm 4%. Biết rằng HVG xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực cái với tần số bằng nhau. Tính theo lý thuyết, cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ quả tròn ở F2 chiếm tỉ lệ.

A:

16,5%

B:

66,0%

C:

49,5%

D:

54%

Đáp án: C

Cặp NST I:   A – thân cao     a-thân thấp

                       B- hoa đỏ           b- hoa vàng

Cặp NST II :  D- quả tròn       d- quả dài

F1 dị hợp 3 cặp gen, F1 x F1 →F2, có  dd=4%

 

Vậy tỉ lệ  \(ab \over ab\)=\(0,04 \over 0,25\)=0,16

⇒(A−B−)=(\(ab \over ab\))+0,5=0,66

⇒(A−B−)Dd=0,66×0,75=0,495=49,5%

8.

Sự đóng xoắn, tháo xoắn của các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào tạo thuận lợi cho sự :

A:

tự nhân đôi, phân ly của nhiễm sắc thể.

B:

phân ly, tổ hợp của nhiễm sắc thể tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

C:

tự nhân đôi, tập hợp các nhiễm sắc thể tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

D:

tự nhân đôi, phân ly, tổ hợp của nhiễm sắc thể tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Đáp án: D

9.

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lactose của vi khuẩn E.coli, protein ức chế liên kết với vùng nào trong cấu trúc của gen?

A:

Vùng khởi động

B:

Vùng mã hóa

C:

Vùng vận hành

D:

Vùng kết thúc

Đáp án: C

Ở opêron Lac , protein ức chế liên kết vào vùng vận hành

10.

Một gen có chiều dài 5100 Å và có 3.900 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nu của gen nói trên bằng:

A:

A = T = 900, G = X = 60

B:

A = T = 600, G = X =900

C:

A = T = 720, G = X = 480

D:

A = T = 480, G = X =720

Đáp án: B

Hướng dẫn: 2A + 2G = 2X5100/3,4 (1)

2A + 3G = 3900 (2)

GiẢI (1) và (2), tìm đƣợc A = T= 600, G = X = 900

11.

Các loài thân mềm sống trong nước có hình thức hô hấp như thế nào?

A:

Hô hấp bằng phổi.

B:

Hô hấp bằng hệ thống ống khí.

C:

Hô hấp bằng mang.

D:

Hô hấp qua bề mặt cơ thể.

Đáp án: C

Đáp án C
Các loài thân mềm sống trong nước hô hấp bằng mang

12.

Trên trạm du hành vũ trụ, oxi được tái sinh bằng KO2. Một trạm du hành vũ trụ có trang bị 355kg KO2cho 1 phi đội gồm 2 nhà du hành, mỗi người mỗi ngày đêm thải ra 1,1kg khí CO2. Hỏi hoạt động của phi hành đoàn được duy trì bao lâu?

A:

60 ngày

B:

50 ngày

C:

40 ngày

D:

70 ngày

Đáp án: B

2KO2 + CO2 → ½ O2 + K2CO3
71             44                  (kg)
3,55       1,1                 (kg)
⇒ Số ngày sống = 355 : (2.3,55) = 50 ngày

13.

Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc

A:

bổ sung

B:

bán bảo toàn

C:

bổ sung và bảo toàn

D:

bổ sung và bán bảo toàn.

Đáp án: B

14.

Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một NST?

A:

Đảo đoạn NST.

B:

Mất đoạn NST.

C:

Lặp đoạn NST.

D:

Chuyển đoạn giữa hai NST khác nhau.

Đáp án: A

Đáp án A
Đột biến đảo đoạn NST thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một NST

15.

Theo định luật Hacđi - Vanbec, có bao nhiêu quần thể sinh vật ngẫu phối sau đây đang
ở trạng thái cân bằng di truyền?
(1) 0,5AA : 0,5aa.        (2) 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa.      (3) 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa.
(4) 0,75AA : 0,25aa.    (5) 100% AA.                               (6) 100% Aa.

A:

2

B:

3

C:

4

D:

5

Đáp án: A