Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh Trường THPT Cầu Giấy

1.

Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 700 nm?

A:

Sợi cơ bản

B:

Sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiếm sắc)

C:

Vùng xếp cuộn ( siêu xoắn)

D:

Cromatit

Đáp án: D

2.

Ở châu chấu cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con cái thường là:

A:

XX, con đực là XY.

B:

XY, con đực là XX.

C:

XO, con đực là XY.

D:

XX, con đực là XO.

Đáp án: D

3.

Trong các tế bào sau đây của cây rêu, tế bào nào có bộ NST là 2n?

A:

Tế bào lá giả

B:

Tế bào cuống túi bào tử

C:

Tế bào rễ giả

D:

Tế bào thân giả

Đáp án: B

4.

Quá trình tổng hợp sắc tố cánh hoa ở một loài thực vật theo sơ đồ: Tiền sắc tố trắng → sắc tố xanh → sắc tố đỏ. Để tiền sắc tố biến thành xanh cần có enzyme A do alen A của 1 locus chi phối (alen a không tạo enzyme chức năng). Để chuyển sắc tố xanh thành đỏ cần enzyme B do alen B của 1 locus chi phối (alen b cũng không tạo enzyme chức năng). Hai locus này nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Tiến hành phép lai cây hoa xanh thuần chung và cây hoa trắng thuần chủng có kiểu gen aaBB sinh ra các cây F1. Sau đó cho các cây F1 tự thụ tạo ra hạt F2. Lấy ngẫu nhiên 1 hạt F2 đem gieo thì xác suất thu được cây hoa trắng chiếm tỷ lệ:

A:

43,75%

B:

25%

C:

6,25%

D:

18,75%

Đáp án: B

5.

Kiểu phân bố ngẫu nhiên của quần thể giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. Ví dụ nào sau đây cho thấy quần thể của loài có kiểu phân bố ngẫu nhiên?

A:

Các cây thông trong rừng thông và các loài sò sống trong phù sa vùng triều.

B:

Các cây thông trong rừng thông, chim hải âu làm tổ.

C:

Nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng, bầy chim cánh cụt ở Nam cực.

D:

Các con sâu sống trên tán lá cây, các cây gỗ trong rừng mưa nhiệt đới.

Đáp án: D

6.

Trong một hòn đảo biệt lập có 5800 người sống, trong đó có 2800 nam giới. Trong số này có 196 nam bị mù màu xanh đỏ. Kiểu mù màu này do 1 alen lặn m nằm trên NST giới tính X. Kiểu mù màu này không ảnh hưởng đến sự thích nghi của cá thể. Trong số nữ giới của hòn đảo, khả năng có ít nhất 1 người bị mù màu xanh đỏ là bao nhiêu?

A:

0,073000

B:

1 – 0,99513000

C:

(0,07 x 5800)3000

D:

3000 x 0,0056 x 0,99442999

Đáp án: B

7.

Ở người, bộ cơ quan đảm nhận chức năng tiêu hóa hóa học chính và tham gia vào quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu cho cơ thể là:

A:

Dạ dày

B:

Ruột non

C:

Thực quản

D:

Ruột già

Đáp án: B

8.

Cho các nhân tố sau:
(1) Chọn lọc tự nhiên.                        (4) Các yếu tố ngẫu nhiên.
(2) Giao phối ngẫu nhiên.                  (5) Đột biến.
(3) Giao phối không ngẫu nhiên.       (6) Di-nhập gen.
Các nhân tố vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là

A:

(3), (4), (5), (6).

B:

(1), (3), (5), (6).

C:

(1), (4), (5), (6).

D:

(1), (3), (4), (5).

Đáp án: C

Đáp án C
Các nhân tố vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là (1), (4), (5), (6).

9.

Sau chiến tranh chống Mỹ, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) bị tàn phá nghiêm trọng. Ngày nay, khu vực rừng ngập mặn cần giờ đã được khôi phục lại và được công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới của Việt Nam. Đây là biểu hiện của hiện tượng:

A:

Diễn thế nguyên sinh

B:

Diễn thế thứ sinh

C:

Diễn thế khôi phục

D:

Diễn thế nguyên sinh hoặc diễn thế khôi phục

Đáp án: B

10.

Quá trình phân giải kị khí và phân giải hiếu khí có giai đoạn chung nào sau đây?

A:

Tổng hợp Axêtyl – Co A.

B:

Chu trình crep

C:

Chuỗi chuyền êlectron

D:

Đường phân.

Đáp án: D

Đáp án D
Quá trình phân giải kị khí và phân giải hiếu khí có giai đoạn chung là đường phân

11.

Khi nói về sự cân bằng pH nội môi ở người, nhận định nào dưới đây là chính xác?

A:

Phôtphat là hệ đệm mạnh nhất trong cơ thể.

B:

Hệ đệm bicacbônat có tốc độ điều chỉnh pH rất chậm.

C:

Hệ đệm phôtphat đóng vai trò quan trọng trong dịch ống thận.

D:

Hô hấp và bài tiết không tham gia vào quá trình điều hoà pH của máu.

Đáp án: C

Đáp án C

- A sai vì prôtêinat là hệ đệm mạnh nhất trong cơ thể

- B sai vì hệ đệm bicacbônat có tốc độ điều chỉnh pH rất nhanh

- C đúng vì “Hệ đệm phôtphat đóng vai trò quan trọng trong dịch ống thận”

- D sai vì hô hấp và bài tiết đều tham gia vào quá trình điều hoà pH của máu

12.

Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A:

Kích thước quần thể luôn giống nhau giữa các quần thể cùng loài.

B:

Kích thước quần thể chỉ phụ thuộc vào mức độ sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.

C:

Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì mức độ cạnh tranh giữa các cá thể sẽ tăng cao.

D:

Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, mức độ sinh sản của quần thể sẽ tăng lên

Đáp án: C

Phát biểu đúng là C,
A sai, giữa các loài thì kích thước của quần thể là khác nhau
B sai, kích thước quần thể phụ thuộc tỉ lệ sinh, tỷ lệ tử, xuất cư, nhập cư
D sai : Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, mức độ sinh sản của quần thể sẽ giảm xuống

13.

Nhận xét nào dưới đây là KHÔNG chính xác về mô hình operon của Jacob và Mono?

A:

Vùng vận hành nằm ngay phía trước vùng mã hóa, phía sau trình tự khởi động và là vị trí tương tác của các protein ức chế bám vào.

B:

Operon Lac có cấu tạo gồm 3 thành phần: vùng vận hành, vùng khởi động và vùng cấu trúc chứa các gen cấu trúc liên quan nhau về chức năng và nằm kề nhau.

C:

Sự có mặt của chất cảm ứng làm thay đổi cấu trúc không gian của protein ức chế, nó không còn bám được vào vùng vận hành và quá trình phiên mã của các gen cấu trúc được thực hiện.

D:

Trong cấu trúc của operon Lac có một gen điều hòa nằm nằm trước vùng mã hóa của operon, gen này tạo sản phẩm là protein điều hòa gắn vào trước vùng mã hóa để đóng gen khi môi trường không có lactose.

Đáp án: D

14.

Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư hoạt động quá mức tạo ra quá nhiều sản phẩm của gen. Kiểu đột biến nào dưới đây không giải thích cho cơ chế gây bệnh ung thư ở trên?

A:

Đột biến chuyển đoạn, đảo đoạn đưa các gen tiền ung thư đến vị trí được điều khiển bởi các promoter hoạt động mạnh hơn làm tăng mức độ biểu hiện của gen

B:

Đột biến xảy ra trong vùng điều hoà làm tăng mức độ phiên mã, dịch mã của gen tiền ung thư

C:

Đột biến ở vùng mã hoá của gen tiền ung thư làm thay đổi cấu trúc chức năng của phân tử prôtêin do gen mã hoá

D:

Đột biến lặp đoạn làm xuất hiện nhiều bản sao của gen tiền ung thư làm tăng mức độ biểu hiện của gen

Đáp án: B

Bệnh ung thư xuất hiện là do gen không kiểm soát được quá trình phiên mã và dịch mã quá nhiều nên gen tạo ra nhiều sản phẩm=> các tế bào phân chia liên tục => Bệnh ung thư xuất hiện là do đột biến vùng mã hóa làm thay đổi vùng điều hòa

Đáp án đúng B

15.

Gen là một đoạn AND mang thông tin mã hoá cho: 1. chuỗi polypeptit;  2. ARN;   3. exon và intron. Câu trả lời đúng là:

A:

1, 2;

B:

2, 3;

C:

1,3;

D:

1,2,3.

Đáp án: A