Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh Trường THPT Mỹ Đình

1.

Số phân tử ADN tong một tế bào sinh tinh của ruồi giám ở kì sau của giảm phân I là 

A:

4

B:

2

C:

8

D:

16

Đáp án: D

2.

Trong một chuỗi thức ăn của các sinh vật trên cạn thường có ít mắt xích thức ăn hơn là do:

A:

một loài sinh vật có thể ăn nhiều loại thức ăn.

B:

sự hao phí năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn.

C:

loài sinh vật ở mắt xích phía sau thường có kích thước lớn hơn loài sinh vật ở mắt xích phía trước.

D:

mỗi loài sinh vật có thể ở vị trí các mắt xích khác nhau.

Đáp án: B

Đáp án B.

Sự hao phí năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn vì ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp( năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,... chiếm khoảng 70%); phần năng lượng bị mất qua chất thải là khoảng 10%; do vậy năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn chỉ khoảng 10%.

3.

Quần xã sinh vật nào sau đây thường có lưới thức ăn phức tạp nhất? 

A:

Quần xã rừng mưa nhiệt đới

B:

Quần xã rừng lá kim phương Bắc

C:

Quần xã rừng rụng lá ôn đới

D:

Quần xã đồng rêu hàn đới

Đáp án: A

Đáp án đúng A

4.

Một gen có 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi đột biến ở 1 cặp nuclêôtit, gen tự nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 4193 ađênin và 6300 guanin. Dạng đột biến nào sau đây đã xảy ra?

A:

Mất 1 cặp nuclêôtit loại G - X.

B:

Thêm 1 cặp nuclêôtit loại A - T.

C:

Mất 1 cặp nuclêôtit loại A – T

D:

Thêm 1 cặp nuclêôtit loại G - X.

Đáp án: C

ta có : 2(A+G)=3000 và 2A+3G=3900 => G=X=900;A=T=600 khi gen tự nhân đôi 3 lần thì số Nu mỗi loại môi trường cần cung cấp : A=T=600.(2^3-1)=4200 G=X=900.(2^3-1)=6300 => đột biến mất 1 cặp A-T

5.

Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã là

A:

do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.

B:

để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.

C:

để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau và tăng không gian phân bố của các cá thể sinh vật.

D:

để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích và tạo ra sự giao thoa ổ sinh thái giữa các quần thể sinh vật.

Đáp án: A

Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã là : do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau

Đáp án A

Đáp án D chưa đúng. Đó là khi mà mật độ cá thể trong quần xã tăng lên quá cao mới xảy ra sự cạnh tranh

Còn bình thường thì các loài đều tìm tới môi trường thích hợp với mình nhất. và do môi trường cũng không đồng nhất

6.

Giống lúa A khi trồng ở đồng bằng Bắc bộ cho năng suất 8 tấn/ ha, ở vùng Trung bộ cho năng suất 6 tấn/ ha, ở đồng bằng sông Cửu Long cho năng suất 10 tấn/ ha. Nhận xét nào sau đây đúng?

A:

Tập hợp tất cả các kiểu hình thu được về năng suất là mức phản ứng của kiểu gen quy định tính trạng năng suất lúa.

B:

Giống lúa A có nhiều mức phản ứng khác nhau về tính trạng năng suất.

C:

Năng suất thu được của giống lúa hoàn toàn do môi trường quy định.

D:

Điều kiện môi trường thay đổi làm cho kiểu gen của giống lúa A thay đổi.

Đáp án: A

Đáp án A

Câu A đúng

Câu B sai vì mỗi kiểu gen chỉ có một mức phản ứng

câu C sai vì năng suất chịu ảnh hưởng của cả kiểu gen và môi trường

câu D sai vì kiểu gen không thay đổi dưới tác động của điều kiện môi trường

7.

Sự giống nhau giữa hai quá trình nhân đôi và sao mã là

A:

thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN

B:

đều có sự xúc tác của enzim ARN –pôlimeraza

C:

trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần

D:

đều có sự xúc tác của enzim ADN –pôlimeraza

Đáp án: B

8.

Ở một loài thực vật 2n = 24, các khảo sát cho thấy có sự xuất hiện nhiều dạng lệch bội khác nhau trong quần thể tự nhiên của lòai. Về mặt lý thuyết, trong quần thể này sẽ có tối đa bao nhiêu dạng đột biến mà trong tế bào của thể đột biến có 1 NST chỉ có 1 chiếc, 1 NST khác có 3 chiếc.

A:

132

B:

66

C:

552

D:

276

Đáp án: A

9.

Nuôi 6 vi khuẩn (mỗi vi khuẩn chỉ chứa 1 ADN và ADN được cấu tạo từ các nuclêôtit có N15) vào môi trường nuôi chỉ có N14. Sau một thời gian nuôi cấy, người ta thu lấy toàn bộ các vi khuẩn, phá màng tế bào của chúng và thu lấy các phân tử ADN (quá trình phá màng tế bào không làm đút gãy ADN). Trong các phân tử ADN này, loại ADN có N15 chiếm tỉ lệ 6,25%. Số lượng vi khuan đã bị phá màng tế bào là

A:

16

B:

32

C:

192

D:

96

Đáp án: C

10.

Đặc điểm nào sau đây đúng với các loài động vật nhai lại?

A:

Có dạ dày tuyến.

B:

Có dạ dày 4 ngăn.

C:

Có dạ dày đơn.

D:

Có dạ dày cơ.

Đáp án: B

Đáp án B
Các loài động vật nhai lại có dạ dày 4 ngăn

11.

Đột biến điểm dạng thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác

A:

làm tăng ít nhất 2 liên kết hiđrô.

B:

làm giảm tối đa 3 liên kết hiđrô.

C:

làm tăng hoặc giảm tối đa 1 liên kết hiđrô.

D:

làm tăng hoặc giảm một số liên kết hiđrô

Đáp án: C

Đột biến điểm là đột biến liên quan tới một cặp nucleotide. Các dạng đột biến điểm: đột biến mất, thêm, thay thế một cặp nucleotide. Đột biên thay thế cặp nucleotide này bằng cặp nucleotide khác không làm thay đổi chiều dài gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hidro. Nếu đột biến thay thế A- T bằng G - X (tăng 1 liên kết hidro); thay thế G - X bằng A - T (giảm 1 liên kết hidro).

12.

 

Đặc điểm có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân là 

A:

xảy ra sự biến đổi số lượng của nhiễm sắc thể

B:

có sự phân chia của tế bào chất.

C:

nhiễm sắc thể phân đôi đi về hai cực của tế bào. 

D:

nhiễm sắc thể tự nhân đôi

Đáp án: A

13.

Ruồi giấm có bộ NST lưỡng bội là 2n = 8 có tối đa bao nhiêu nhóm gen liên kết?

A:

8 nhóm.

B:

2 nhóm.

C:

6 nhóm.

D:

4 nhóm.

Đáp án: D

Đáp án D

14.

Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho hai cây có kiểu hình khác nhau giao phấn với nhau, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 gồm 56,25% cây hoa trắng và 43,75% cây hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, trong tổng số cây thu được ở F­2, số cây hoa đỏ dị hợp  tử chiếm tỉ lệ

A:

12,5%.

B:

37,5%

C:

18,55%

D:

25%

Đáp án: B

- TLKH F2: 9 trắng: 7 đỏ => KG F1: AaBb và KG F2: 9A-B-: 7(3A-bb : 3aaB- : 1aabb). Tỷ lệ bài toán tuân theo quy luật di truyền tương tác gen (2 gen quy định 1 tính trạng), nhưng theo đề bài tính trạng chỉ do 1 gen quy định => giải bái toán theo hướng di truyền quần thể :

- Qua ngẫu phối quần thể đạt TTCB, ta có: q2  = 0,5625 => q =  0,72 và p = 0,25 :

-  Tỷ lệ cây hoa đỏ dị hợp là 2pq = 2.0,25.0,75 = 3/8 = 0,375

=> Đáp án B

15.

Ở cừu, kiểu gen HH quy định có sừng, kiểu gen hh quy định không sừng, kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F1, cho F1 giao phối với nhau được F2. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 và F2 là

A:

F1: 100% có sừng; F2: 1 có sừng: 1 không sừng.

B:

F1: 100% có sừng; F2: 3 có sừng: 1 không sừng.

C:

F1: 1 có sừng : 1 không sừng; F2: 3 có sừng: 1 không sừng.

D:

F1: 1 có sừng : 1 không sừng; F2: 1 có sừng: 1 không sừng.

Đáp án: D