Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh Trường THPT Phúc Lợi

1.

Đột biến mất một cặp Nu trên gen có thể do:

A:

acridin chèn vào mạch khuôn của gen ban đầu.

B:

acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp ADN

C:

acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp ARN

D:

5Brôm-Uraxin tác động vào mạch khuôn

Đáp án: B

Hóa chất 5 BU sẽ gây nên đột biến thay thế cặp nucleotide. Acridin chèn vào mạch khuôn sẽ gây đột biến thêm cặp nucleotide, còn acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp sẽ gây đột biến mất 1 cặp nucleotide.

2.

Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lý thuyết, phép lai

, tạo ra F1 có tối đa:

A:

13 kiểu gen dị hợp 2 cặp gen ở giới XX.

B:

10 kiểu gen dị hợp 3 cặp gen ở giới XX.

C:

72 kiểu gen và 28 kiểu hình

D:

64 số kiểu tổ hợp giao tử.

Đáp án: A

3.

Quần thể (Q) tự thụ phấn qua 2 thế hệ tạo nên quần thể (Q2) có thành phần kiểu gen là 0,525AA:0,15Aa:0,325aa. Biết rằng quá trình này không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Thành phần kiểu gen của quần thể (Q) là:

A:

0,35AA:0,6Aa:0,05a a

B:

0,1AA:0,6Aa:0,3aa

C:

0,3AA:0,6Aa:0,laa. 

D:

0,05AA:0,6Aa:0,35aa.

Đáp án: C

(Q): Aa = 0,15 x 22 = 0,6; AA = \(0,525 - {0,6 -0,15 \over 2 } = 0,3 ; aa = 0,1\)

Đáp án đúng C

4.

Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Cho cá thể mang kiểu gen AaBbDDEeFf tự thụ phấn thì số tổ hợp giao tử (kiểu tổ hợp) tối đa là

A:

32

B:

64

C:

128

D:

256

Đáp án: D

Số tổ hợp = Số giao tử x số giao tử = 24 x 24 = 256

5.

Nếu mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit xảy ra ở codon đầu tiên trong đoạn mã hoá thì:

A:

thay một axitamin này bằng axitamin khác

B:

thay đổi thành phần, trật tự sắp xếp của các axitamin trong chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp

C:

không ảnh hưởng gì tới qúa trình giải mã

D:

mất hoặc thêm một axitamin mới

Đáp án: B

Đột biến mất hoặc thêm một cặp nucleotide là đột biến điểm.
Đột biến này sẽ làm thay đổi trật tự, thành phần của các acid amine từ vị trí xảy ra đột biến.
Đột biến mất và thêm là đột biến dịch khung, làm thay đổi trật tự các acid amine trong chuỗi polypeptide do gen đó tổng hợp.

6.

Quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh có kiểu gen Aa Bd/bD không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen giữa alen D và alen d. Theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là .

A:

Abd, abD, ABD, abd hoặc aBd, aBD, AbD, Abd

B:

ABD, abd, aBD, Abd hoặc aBd, abd, aBD, AbD

C:

Abd, AbD, aBd, aBD hoặc ABD, ABd, abd, abD

D:

Abd, aBD, abD, Abd hoặc Abd, aBD, AbD, abd

Đáp án: C

1 tế bào sinh tinh giảm phân chỉ cho tối đa 4 loại giao tử 

NST kép Bd*Bd/ bD*bD sau khi hoán vị gen trở thành Bd*BD/ bd*bD 

4 loại giao tử này là những loại nào còn phụ thuộc váo sự sắp xếp của 2 NST trên mặt phẳng phân bào trong giảm phân I: 

A*A      a*a 

Kết hợp với

Bd*BD        bd*bD 

Như vậy sẽ cho 2 trường hợp: 

Abd, AbD, aBd, aBD hoặc

ABD, ABd, abd, abD 

Đáp án đúng C

7.

Một quần thể động vật , ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới cái là 0,1 AA : 0,2 Aa : 0,7 aa; ở giới đực là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Sau một thế hệ ngẫu phối thì thế hệ F1

A:

đạt trạng thái cân bằng di truyền

B:

có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 56%

C:

có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%

D:

có kiểu gen đồng hợp tử lặn chiếm tỉ lệ 28%

Đáp án: B

- Gọi p, q và s, t lần lược là tần số alen A và a ở giới đực và giới cái

- Xét giới cái: p = 0,2; q = 0,8.

- Xét giới đực: s = 0,6; t = 0,4.

- Cấu trúc di truyền của quần thể ở F1 là: psAA: (pt + qs)Aa: qtaa, từ đó .

+ Tỷ lệ đồng hợp tử trội: ps = 0,2 x 0,6 = 0,12.                   (1)

+ Tỷ lệ KG dị hợp: pt + qs = 0,2 x 0,4 + 0,8 x 0,6 = 0,56.         (2)

+ Quần thể không đạt TTCB.                                                  (3)

+ Tỷ lệ đồng hợp tử lặn: qt = 0,8 x 0,4 = 0,32                     (4)

-  Qua đó ta thấy chỉ (2) thoả mãn .

=> Đáp án B

 

8.

Phát biểu nào sau đây là đúng về bản đồ di truyền?

A:

Bản đồ di truyền cho ta biết tương quan trội, lặn của các gen.

B:

Khoảng cách giữa các gen được tính bằng khoảng cách từ gen đó đến tâm động.

C:

Bản đồ di truyền là sơ đồ về trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tửADN.

D:

Bản đồ di truyền là sơ đồ phân bố các gen trên nhiễm sắc thể của một loài.

Đáp án: D

9.

Một quần thể gồm 2000 cá thể trong đó có 400 cá thể có kiểu gen DD, 200 cá thể có kiểu gen Dd và
1400 cá thể có kiểu gen dd. Tần số alen D trong quần thể này là
 

A:

0,30
 

B:

0,40
 

C:

0,25
 

D:

0,20
 

Đáp án: C

Tần số alen D = (400 + 100) : (400 + 200 + 1400) = 0,25

Đáp án C
 

10.

Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một gen có hai alen quy định. Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa hồng. F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 25% cây hoa đỏ : 50% cây hoa hồng : 25% cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Dựa vào kết quả trên, trong số các kết luận sau đây:
(1) Đời con của một cặp bố mẹ bất kì đều có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình.
(2) Kết quả của phép lai bất kỳ chỉ có thể xuất hiện đời con có một trong các tỷ lệ: 3:1 hoặc 1:2:1 hoặc 1:1 hoặc 100%.
(3) Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
(4) Cần sử dụng phép lai phân tích mới có thể xác định kiểu gen của các cá thể ở F2.
Số kết luận chính xác là:

A:

1

B:

4

C:

3

D:

2

Đáp án: A

11.

Một cặp alen Aa dài 0,306 micromet. Alen A có 2400 liên kết hiđrô; alen a có 2300 liên kết hiđrô.  Do đột biến lệch bội đã xuất hiện thể ba (2n+1) có số nuclêôtit của các gen trên là T = 1000 và G = 1700. Kiểu gen của thể lệch bội trên là

A:

AAA .

B:

AAa .

C:

aaa .

D:

Aaa .

Đáp án: B

Đáp án B
Phương pháp:
Áp dụng các công thức:
CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit LN2 3,4 (Å); 1nm = 10 Å CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G
Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1)
Cách giải:
Hai gen này có chiều dài bằng nhau và bằng 0,306 micromet →tổng số nucleotit bằng nhau và bằng
N 2L 1800
 

3,4

 

2A 2G 1800 A T 300

Xét gen A:

2A 3G 2400 G X 600

2A 2G 1800 A T 400

Xét gen a:

2A 3G 2300 G X 500

Thể ba này có 1000T ; 1700G → Kiểu gen của thể ba là AAa

12.

Trong tế bào sinh dưỡng của 1 người thấy có 47 NST. Người này mắc

A:

Hội chứng tơcnơ.

B:

Thể ba nhiễm.

C:

Hội chứng đao.

D:

Hội chứng dị bội.

Đáp án: B

13.

Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là:

A:

Chọn lọc tự nhiên chỉ diễn ra mạnh mẽ khi môi trường thay đổi, còn các yếu tố ngẫu nhiên xảy ra ngay cả môi trường không thay đổi.

B:

Chọn lọc tự nhiên trực tiếp tạo ra kiểu gen thích nghi còn các yếu tố ngẫu nhiên thì không.

C:

Chọn lọc tự nhiên làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng xác định, còn các yếu tố ngẫu nhiên thì không.

D:

Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành loài mới còn kết quả của các yếu tố ngẫu nhiên là tăng tần số alen có lợi trong quần thể.

Đáp án: C

Đáp án C.

Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định. Vì vậy, CLTN quy định chiều hướng tiến hóa. Như vậy, CLTN là một nhân tố tiến hóa có hướng.

Các yếu tố ngẫu nhiên gây nên sự biến đổi về tần số alen với một số đặc điểm sau đây:

- Thay đổi tần số alen không theo một chiều hướng xác định.

- Một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trờ nên phổ biến trong quần thể

14.

Ở một loài thực vật 2n = 24, các khảo sát cho thấy có sự xuất hiện nhiều dạng lệch bội khác nhau trong quần thể tự nhiên của lòai. Về mặt lý thuyết, trong quần thể này sẽ có tối đa bao nhiêu dạng đột biến mà trong tế bào của thể đột biến có 1 NST chỉ có 1 chiếc, 1 NST khác có 3 chiếc.

A:

132

B:

66

C:

552

D:

276

Đáp án: A

15.

Khi ở trạng thái nghỉ ngơi thì

A:

mặt trong của màng notron tích điện âm, mặt ngoài tích điện dương.

B:

mặt trong và mặt ngoài của màng notron đều tích điện âm.

C:

mặt trong và mặt ngoài của màng notron đều tích điện dương.

D:

mặt trong của màng notron tích điện dương, mặt ngoài tích điện âm.

Đáp án: A

Đáp án A