Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh Trường THPT Mê Linh

1.

Quá trình dịch mã bao gồm các giai đoạn nào.

A:

Phiên mã và hoạt hóa axit amin

B:

Hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuổi polipeptit

C:

Tổng hợp chuổi polipeptit và loại bỏ axit amin mở đầu

D:

Phiên mã và tổng hợp chuổi polipeptit

Đáp án: B

2.

Trong một mạch đơn ADN, nucleotit sau sẽ gắn vào nucleotit trước ở vị trí

A:

cacbon 3’ của đường C5H10O4.

B:

cacbon 3’ của đường C5H10O5.

C:

cacbon 5’ của đường C5H10O5.

D:

cacbon 5’ của đường C5H10O4

Đáp án: A

3.

Gánh nặng di truyền là hiện tượng:

A:

Trong quần thể người có các gen gây chết và nửa chết.

B:

Trong gia đình có những người mang gen gây chết và nửa chết.

C:

Trong quần thể có các gen đột biến.

D:

Trong tế bào của mỗi người có các gen gây chết và nửa chết.

Đáp án: A

Gánh nặng di truyền là hiện tượng: Trong quần thể người có các gen gây chết và nửa chết.

4.

Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Giả sử có 1 thể đột biến của loài này chỉ bị đột biến mất đoạn nhỏ không chứa tâm động ở 1 NST thuộc cặp số 5. Cho biết không phát sinh đột biến mới, thể đột biến này giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thể đột biến này?

I. Giao tử được tạo ra từ thể đột biến này có 12 NST.

II. Mức độ biểu hiện của tất cả các gen trên NST số 5 đều tăng lên.

III. Trong tổng số giao tử được tạo ra có 50% số giao tử không mang NST đột biến.

IV. Tất cả các gen còn lại trên NST số 5 đều không có khả năng nhân đôi.

A:

1

B:

3

C:

4

D:

2

Đáp án: D

I – đúng
II- sai, không thể khẳng định mức độ biểu hiện của tất cả các gen trên NST số 5 không tăng lên
III – đúng
IV- sai, NST số 5 vẫn có khả năng nhân đôi

5.

Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên(Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là:

A:

XMXx  XmY.

B:

XMXx  X MY.

C:

XMXm x  XmY.

D:

XMXx  X MY.

Đáp án: C

6.

Đối với cây trồng, để duy trì và củng cố ưu thế lai người ta có thể sử dụng :

A:

sinh sản sinh dưỡng.

B:

lai luân phiên.

C:

tự thụ phấn.

D:

lai khác thứ.

Đáp án: A

7.

Bệnh mù màu do gen lặn trên nhiễm sắc thể X quy định. Cho biết trong một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số nam bị bệnh mù màu là 8%. Tần số nữ bị mù màu trong quần thể người đó là:

A:

1,28%

B:

2,56%  

C:

6,4%

D:

4%

Đáp án: A

Xứt quần thể có tỉ lệ nam : nữ = 1:1

Tần số nam bị mù màu   trong quần thể là   0,08

=>Xét trong số những người nam thì tần số  nam bị mù màu là : 0,08 x 2 =  0,16

=> X = 0,16

Tần số những người phụ nữ bị mù màu trong quần thể sẽ là 0,16 x 0,16 : 2 =  0.0128 = 1.28 %

Đáp án đúng A

8.

Khi nói về vai trò của thể truyền plasmit trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, phát biểu nào sau đây là đúng?

A:

Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.

B:

Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận.

C:

Nếu không có thể truyền plasmit thì tế bào nhận không phân chia được.

D:

Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận

Đáp án: B

9.

Trên một cây cổ thụ có nhiều loài chim cùng sinh sống, có loài ăn hạt, có loài hút mật hoa, có loài ăn sâu bọ. Khi nói về các loài chim này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.Các loài chim này tiến hóa thích nghi với từng loại thức ăn.

II.Các loài chim này có ổ sinh thái về dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn.

III.Số lượng cá thể của các loài chim này luôn bằng nhau.

IV. Loài chim hút mật tiến hóa theo hướng mỏ nhỏ, nhọn và dài.

A:

1

B:

2

C:

3

D:

4

Đáp án: B

Các ý đúng là I và IV .

II. Sai vì các loài chim này có các loại thức ăn khác nhau nên ổ sinh thái về dinh dưỡng của chúng không trùng nhau .

III. Sai – số lượng các cá thể của các loài chim này không thể bằng nhau vì chúng thuộc các loài khác nhau

10.

Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô, tế bào được dựa trên

A:

Sự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân

B:

Quá trình phiên mã và dịch mã ở tế bào con giống với tế bào mẹ

C:

Sự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể trong nguyên phân

D:

Sự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể trong giảm phân

Đáp án: C

11.

Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau :

Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal.

Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal.

Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal.

Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal.

Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡngcấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là:

A:

9% và 10%.

B:

12% và 10%.

C:

10% và 12%.

D:

10% và 9%.

Đáp án: B

+ Sinh vật tiêu thụ bậc n là bậc dinh dưỡng cấp n + 1 (SGK)

+ Do đó : Hiệu suất sinh tháo giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 là H3 \(({180 000 \over 1 500 000})\).100 = 12% căn cứ đáp án không nhất thiết cần phải tính Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3

=> đáp án B

12.

Một quần thể có tỉ lệ của 3 loại kiểu gen tương ứng là: AA: Aa: aa = 1: 6: 9. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu?

A:

A = 0,25; a = 0,75

B:

A=0,75; a=0,25

C:

A=0,4375; a= 0,5625

D:

A=0,5625; a=0,4375

Đáp án: A

P : 1AA : 6Aa : 9aa

Tần số alen A = 1/16 + 6/16 : 2 = 4/16 = 0,25

Tần số alen a = 0,75

13.

Cho các mô tả sau đây về các vấn đề liên quan đến tiêu hóa ở động vật:
I. Có sự phân hóa răng cửa, răng nanh, răng hàm cao độ, răng nanh to, dài, sắc.
II. Ruột non thường ngắn và có dạ dày đơn, lớn, chứa được nhiều thức ăn.
III. Nhóm động vật này có hiện tượng tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học xảy ra trong ống tiêu hóa.
IV. Các tuyến tiêu hóa phối hợp với ống tiêu hóa trong việc thực hiện quá trình tiêu hóa hóa học.
Số các mô tả phù hợp với hoạt động tiêu hóa ở động vật ăn thịt là:

A:

4

B:

2

C:

3

D:

1

Đáp án: A

14.

Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng, các gen phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình. Cho cây P giao phấn với hai cây khác nhau: - Với cây thứ nhất, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1. - Với cây thứ hai, thu được đời con chỉ có một loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến và các cá thể con có sức sống như nhau. Kiểu gen của cây P, cây thứ nhất và cây thứ hai lần lượt là:

A:

AaBb, aaBb, AABb

B:

AaBb, aabb, AABB

C:

AaBb, aabb, AaBB

D:

AaBb, Aabb, AABB

Đáp án: B

15.

Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do nhiều cặp gen phân ly độc lập (mỗi gen gồm 2 alen) tương tác theo mô hình tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen của cá thể, cứ có thêm 1 alen trội làm cây cao thêm 10cm. Cây cao nhất giao phấn với cây thấp nhất được F1: 100% các cây con có chiều cao 120cm, cho F1 tự thụ phấn, đời sau thu được F2 gồm 1 phổ biến dị 7 lớp kiểu hình. Cho rằng không xảy ra đột biến, theo lý thuyết trong số F2 tỷ lệ cây cao 130cm chiếm tỷ lệ:

A:

1/64

B:

3/32

C:

3/64

D:

15/64

Đáp án: D