Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh Trường THPT Đông Anh

1.

Ở một quần thể thực vật lưỡng bội, cân bằng di truyền về 2 tính trạng nghiên cứu, mỗi tính trạng do một cặp alen trội lặn hoàn toàn chi phối. Locus thứ nhất có tần số alen A = 0,8 và alen a = 0,2, ở locus thứ 2 có tần số alen B = 0,6 và b = 0,4. Quần thể này có tỷ lệ cá thể mang kiểu hình trội ở 1 trong 2 tính trạng là:

A:

19,82%

B:

18,72%

C:

15,36%

D:

17,28%

Đáp án: B

2.

Khi nói về quá trình phiên mã, phát biểu nào sau đây đúng?

A:

Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ADN pôlimeraza

B:

Trong quá trình phiên mã có sự tham gia của ribôxôm

C:

Trong quá trình phiên mã, phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’

D:

Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn

Đáp án: C

3.

Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên

A:

trực tiếp tạo ra các tổ hợp gen thích nghi trong quần thể

B:

không tác động lên từng cá thể mà chỉ tác động lên toàn bộ quần thể

C:

vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể

D:

chống lại alen lặn sẽ nhanh chóng loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể

Đáp án: C

4.

Về mối quan hệ giữa các nhân tố sinh thái đối với sinh vật, khẳng định nào dưới đây là KHÔNG đúng?

A:

Mỗi sinh vật chịu tác động đồng thời của nhiều nhân tố sinh thái, mỗi nhân tố sinh thái đều có một khoảng giá trị mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển.

B:

Mỗi nhân tố sinh thái tác động không đồng đều đến các bộ phận khác nhau của sinh vật hoặc đến các thời kỳ sinh lý khác nhau của sinh vật.

C:

Nếu nhiều nhân tố sinh thái có giá trị cực thuận, chỉ duy nhất 1 nhân tố nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật cũng không thể tồn tại được.

D:

Các sinh vật chịu tác động một chiều từ các nhân tố sinh thái của môi trường mà không thể tác động ngược trở lại làm biến đổi môi trường.

Đáp án: D

5.

Trong quá trình hình thành loài bằng con đường sinh thái, nhân tố đóng vai trò chủ yếu là:

A:

nhân tố cách li sinh thái

B:

sự bất động của thực vật và động vật ít di động

C:

CLTN diễn ra trong các điều kiện sinh thái khác nhau

D:

điều kiện sống của các khu vực sinh thái khác nhau

Đáp án: C

6.

Thể dị hợp là cơ thể mang:

A:

2 alen giống nhau của cùng một gen.

B:

2 hoặc nhiều alen giống nhau của cùng một gen.

C:

nhiều alen giống nhau của cùng một gen.

D:

2 hoặc nhiều alen khác  nhau của cùng một gen.

Đáp án: D

7.

Hiện nay, người ta giả thiết rằng trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, phân tử tự nhân đôi xuất hiện đầu tiên có thể là

A:

ARN

B:

ADN

C:

lipit

D:

prôtêin

Đáp án: A

8.

Khi lai các chuột F1 với nhau, F2 thu được 75% chuột lông đen: 18,75% chuột lông xám : 6,25% chuột lông trắng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường.Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật:

A:

tương tác át chế.

B:

tương tác bổ trợ.

C:

tương tác cộng gộp.

D:

phân tính.

Đáp án: A

9.

Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Các gen di truyền độc lập. P có kiểu gen AaBb  x  AABb. Tỉ lệ kiểu hình ở F1:

A:

3 cây cao đỏ:2 cây cao trắng: 6 cây cao đỏ:1 cây cao trắng.

B:

6 cây cao đỏ:1 cây cao trắng: 3 cây cao đỏ:2 cây cao.

C:

6 cây cao đỏ: 2 cây cao trắng: 3 cây cao đỏ:1 cây cao trắng.

D:

6 cây cao đỏ:3 cây cao trắng: 2 cây cao đỏ:1 cây cao trắng.

Đáp án: C

10.

Phương pháp chọn lọc hàng loạt có ưu điểm là :

A:

có hiệu quả cao với tất cả các loại tính trạng.

B:

đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém.

C:

kết hợp được chọn lọc kiểu hình với kiểm tra kiểu gen.

D:

có thể chủ động tạo ra các biến dị có lợi.

Đáp án: B

11.

Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt do một gen gồm hai alen quy định. Cho con đực mắt trắng giao phối với con cái mắt đỏ (P) thu được F1 gồm toàn con ruồi mắt đỏ. Cho F1 giao phối tự do với nhau thu được F2 có tỷ lệ kiểu hình 3 con mắt đỏ : 1 con mắt trắng, trong đó ruồi giấm mắt tắng toàn là con đực. Theo lý thuyết, tổng số ruồi giấm cái thu được ở F2, ruồi cái có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ:

A:

75%.

B:

100%.

C:

25%.

D:

50%.

Đáp án: D

F1 toàn ruồi mắt đỏ ⇒ mắt đỏ trội ⇒ A- mắt đỏ, a- mắt trắng.
F1 giao phối tự do được 3 đỏ : 1 trắng.
⇒ F1: XAXa × XAY (ruồi đực mắt trắng nhận Xa từ mẹ mà mẹ mắt đỏ nên là XAXa, bố mắt đỏ nên XAY).
⇒ Con F2: 1 XAXA : 1 XAXa : 1XAY : 1 XaY
⇒ Cái dị hợp = 50%.

12.

Có bao nhiêu hoạt động sau đây nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

(1) cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu cho đất
(2) Tiêu diệt hết các loài sâu hại mùa màng
(3) Bảo vệ các loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng
(4) Giáo dục môi trường nhằm nâng cao hiểu biết của toàn dân về môi trường
(5) Nhân giống thêm nhiều loài vật nuôi quý hiếm
(6) sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch

A:

6

B:

3

C:

5

D:

4

Đáp án: D

13.

Một quần thể có cấu trúc di truyền dạng: 0,4 BB+ 0,2Bb+ 0,4bb=1. Cho rằng B quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. Xác suất đem cây hoa đỏ lai với nhau thế hệ lai chi CÓ 5 cây trong đó có 2 cây hoa trắng và 3 cây hoa đỏ là:

A:

0,0097

B:

0,087

C:

0,0105     

D:

0,01

Đáp án: B

0,4 BB+ 0,2Bb+ 0,4bb=1        =>     Chỉ có 0.2Bb  lai với nhau mới xuất hiện có đỏ, trắng ở thế hệ sau

                          

14.

Nếu kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của loài thứ nhất là AA, loài thứ 2 là BB thể song nhị bội là:

A:

AABB.

B:

AAAA.

C:

BBBB.

D:

AB.

Đáp án: A

15.

Cho biết : gen A qui định thân cao, a : thân thấp; B : hạt tròn, b : hạt dài; D : hạt màu vàng, d: hạt màu trắng. Ba cặp gen nói trên nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng và cặp gen Aa phân li độc lập với 2 cặp gen còn lại. Cho cây dị hợp tử về 3 cặp gen tự thụ phấn thấy ở con lai các cây hạt tròn đều có màu vàng và các cây hạt dài đều có màu trắng. Kiểu gen của cây dị hợp tử nói trên là:

A:

Aa BD//bd

B:

Aa Bd//bd

C:

Aa Bd//bD

D:

ABD//abd

Đáp án: A