Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh Trường THPT Đan Phượng

1.

Đối tượng trong nghiên cứu di truyền của Morgan là:

A:

Đậu Hà Lan

B:

Ruồi giấm

C:

Thỏ

D:

Chuột bạch

Đáp án: B

2.

Di truyền học đã dự đoán được khi bố mẹ có kiểu gen Aa  x aa, trong đó gen a gây bệnh ở người xác xuất đời con bị bệnh sẽ là:

A:

100%.

B:

75%.

C:

50%.

D:

25%.

Đáp án: C

3.

Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G - X, A - U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây?

(1) Phân tử ADN mạch kép.           (2) Phân tử tARN.

(3) Phân tử prôtêin.                         (4) Quá trình dịch mã.

A:

(3) và (4)

B:

(1) và (2)

C:

(2) và (4)

D:

(1) và (3)

Đáp án: C

4.

Yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính là:

A:

sự kết hợp các nhiễm sắc thể trong hình thành giao tử và hợp tử.

B:

các nhân tố môi trường trong và ngoài tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự phát triển cá thể.

C:

sự chăm sóc, nuôi dưỡng của bố mẹ.

D:

số lượng nhiễm sắc thể giới tính có trong cơ thể.

Đáp án: B

5.

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?

A:

Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi tỉ lệ (A + T)/(G + X) của gen

B:

Đột biến điểm có thể không gây hại cho thể đột biến

C:

Đột biến gen có thể làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô của gen

D:

Những cơ thể mang alen đột biến đều là thể đột biến

Đáp án: D

D – sai, nếu alen đột biến là alen lặn nhưng cơ thể mang alen đột biến ở thể dị hợp thì alen đột biến không biểu hiện thành kiểu hình được nên không phải là thể đột biến.

6.

Tế bào sinh dưỡng của một loài A có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Một cá thể trong tế bào sinh dưỡng có tổng số nhiễm sắc thể là 19 và hàm lượng ADN không đổi. Tế bào đó đã xảy ra hiện tượng:

A:

mất nhiễm sắc thể.

B:

chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

C:

dung hợp 2 nhiễm sắc thể với nhau.

D:

lặp đoạn nhiễm sắc thể.

Đáp án: C

7.

Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ từ A đến E. Trong đó: A = 500 kcal; C = 5000 kcal; D = 50 kcal; E = 5 kcal.

Xác định hiệu suất năng lượng ở bậc cuối cùng so với bậc năng lượng trước đó là bao nhiêu.

A:

1/100

B:

1/10

C:

1/1000

D:

5/100

Đáp án: B

8.

Một loài thực vật có bộ NST 2n = 6. Xét 3 cặp gen (A, a; B, b và D, d) phân li độc lập. Cho các phát biểu sau:

I. Các thể lưỡng bội của loài này có thể có tối đa 27 loại kiểu gen.
II. Các thể ba của loài này có thể có các kiểu gen: AaaBbDd, AABBbDd, aaBBDdd.
III. Các thể tam bội phát sinh từ loài này có tối đa 125 loại kiểu gen.
IV. Các thể một của loài này có tối đa 108 loại kiểu gen.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu trên?

A:

3

B:

4

C:

1

D:

2

Đáp án: D

[VDC_Lớp 12_Ch.I_ Cơ chế di truyền và biến dị].
Đáp án đúng là D.
Mỗi cặp gen có hai alen trội lặn hoàn toàn. Như vậy mỗi cặp gen có \({2(2+1) \over 2}=3\) kiểu gen lưỡng bội.

Số kiểu gen lưỡng bội của quần thể là 33 27 = . Do đó, I đúng.
II đúng. Đây là kiểu gen của thể ba.
Thể tam bội là cơ thể mà tất cả các cặp NST đều có 3 chiếc.
Với mỗi cặp gen có hai alen, ta có AAA, AAa, Aaa, aaa (4 kiểu gen).

Như vậy, có tất cả 43=64 kiểu gen thể tam bội. Do đó, III sai.
Thể một (2n-1)
Một cặp NST có 1 chiếc có thể là A hoặc a ( 2 kiểu gen).
Như vậy, số kiểu gen thể một  = 2 x  3 x \(C_3^1\) =54 kiểu gen. Do đó, IV sai.

9.

Trong cấu trúc của phân tử ADN mạch kép, loại bazơ nitơ nào dưới đây có thể liên kết với Timin bằng 2 liên kết hydro?

A:

Adenin

B:

Guanin

C:

Uraxin

D:

Xitozin

Đáp án: A

10.

Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi độ dài của phân tử ADN?a

A:

Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể. 

B:

Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.

C:

Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.

D:

Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.

Đáp án: C

Loại đột biến không làm thay đổi độ dài của phân tử ADN là: đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.

11.

Cho cá thể mắt đỏ thuần chủng lai với cá thể mắt trắng được F1 đều mắt đỏ. Cho con cái F1 lai phân tích với đực mắt trắng được tỉ lệ 3 mắt trắng : 1 mắt đỏ, trong đó mắt đỏ đều là con đực. Kết luận nào sau đây là đúng:

A:

Màu mắt di truyền theo trội hoàn toàn.        P: ♀XAXx  ♂ XaY.

B:

Màu mắt di truyền theo tương tác bổ sung. P:  ♂AAXBXB  x   ♀ aaXbY.

C:

Màu mắt di truyền theo tương tác bổ sung. P: ♀  AAXBXB  x  ♂ aaXbY.

D:

Màu mắt di truyền theo trội hoàn toàn.       P: ♂ XAXx  ♀ XaY.

Đáp án: B

Màu mắt di truyền theo tương tác bổ sung. P:  ♂AAXBXB  x   ♀ aaXbY.

12.

Gen là một đoạn ADN mang thông tin di truyền mã hóa cho một sản phẩm xác định là

A:

Một phân tử protein

B:

Một phân tử mARN

C:

Một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN

D:

Một phân tử protein hay 1 phân tử ARN

Đáp án: C

Gen là một đoạn ADN mang thông tin di truyền mã hóa cho một sản phẩm xác định là một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN

13.

Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cây thân cao có kiểu gen AAa tự thụ phấn thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là:

A:

35 cao: 1 thấp.

B:

33 cao: 3 thấp.

C:

27 cao: 9 thấp.

D:

11 cao: 1 thấp.

Đáp án: A

14.

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của đột biến gen trong tiến hóa sinh vật?

A:

Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.

B:

Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống.

C:

Đột biến gen xuất hiện nguồn biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa của sinh giới.

D:

Đột biến gen làm xuất hiện các tính trạng mới làm nguyên liệu cho tiến hóa.

Đáp án: A

Đáp án A

15.

Cho các phát biểu dưới đây về nguyên nhân dẫn đến đột biến cấu trúc NST:
(1). rối loạn trong quá trình tự nhân đôi của ADN hoặc phân tử ADN bị đứt gãy.
(2). do sự tổ hợp lại của các nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
(3). nhiễm sắc thể đứt gãy hoặc rối loạn trong tự nhân đôi, trao đổi chéo của nhiễm sắc thể.
(4). rối loạn trong quá trình phân li của nhiễm sắc thể trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
(5). Sự đứt gãy của một đoạn NST trong quá trình phân ly của NST ở kỳ sau giảm phân.
Có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến đột biến cấu trúc:

A:

3

B:

2

C:

1

D:

4

Đáp án: A