Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh Trường THPT Phúc Thọ

1.

Cho tự thụ phấn các cây F1, người ta thu được các cây F2 với kiểu hình như sau: 816 cây thân cao, quả ngọt, 271 cây thân cao, quả chua; 187 cây thân thấp, quả ngọt và 62 cây thân thấp, quả chua. Quy luật di truyền chi phối hai tính trạng nêu trên ở loài thực vật này là:

A:

Tương tác hỗ trợ và phân li độc lập

B:

Mỗi gen quy định một tính trạng phân li độc lập

C:

Liên kết không hoàn toàn

D:

Tương tác át chế và phân li độc lập

Đáp án: D

Xét tỉ lệ phân li từng tính trạng có :

Thân cao : thân thấp = 1088 : 249 xấp xỉ tỉ lệ 13 : 3

Quả ngọt : quả chua = 1003 : 333 xấp xỉ 3 :1

=> Xét tỉ lệ phân li kiểu hình chung là 

(13 thân cao : 3 thân thấp ) (3 ngọt : 1 chua) =39 thân cao : 13 thân cao chua : 9 thấp ngọt : 3 thấp chua

=> Hai tính trạng trên di truyền theo quy luật tương tác át chế và phân li độc lập

Đáp án đúng D

2.

Ở người, bệnh mù màu đỏ - xanh lục do một alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội tương ứng quy định nhìn màu bình thường. Một người phụ nữ nhìn màu bình thường có chồng bị bệnh này, họ sinh ra một người con trai bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Theo lí thuyết, người con trai này nhận alen gây bệnh từ ai?
 

A:

Bố
 

B:

Mẹ
 

C:

Bà nội
 

D:

Ông nội
 

Đáp án: B

A- bình thường

a- mù màu

Người con trai mù màu có kiểu gen Xa Y → Nhận Xa từ mẹ

Đáp án B
 

3.

Ở  ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Phép lai P: AB ̲ ̲ ̲ ̲ ̲ ab XDXd × AB ab ̲ ̲ ̲ ̲ X̲ DY, thu được F1. Trong tổng số ruồi F1, số ruồi thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm 3,75%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen trong quá trình phát sinh giao tử cái. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. F1 có 28 loại kiểu gen.

II. F1 có 30% số cá thể có kiểu hình trội về hai tính trạng.

III. F1 có 10% số ruồi cái thân đen, cánh cụt, mắt đỏ.

IV. Khoảng cách giữa gen A và gen B là 20 cM.

A:

2

B:

4

C:

3

D:

1

Đáp án: C

4.

Ở một loài thực vật, xét một gen A dài 408nm và có T = 2G. Gen A bị đột biến thành alen a có 2799 liên kết hydro. Và đột biến không làm thay đổi chiều dài của alen. Phép lai giữa 2 cơ thể đều dị hợp với nhau đời sau tạo ra các hợp tử, trong số các hợp tử tạo ra có 1 hợp tử chứa 2401T. Hợp tử trên có kiểu gen là:

A:

AAAa

B:

Aaa

C:

AAa

D:

AAaa

Đáp án: C

5.

Cho giao phấn giữa cây đậu Hà Lan hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Theo lí thuyết, phương pháp nào sau đây không thể xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ F2?

A:

Lai cây hoa đỏ F2 với cây hoa đỏ ở P.

B:

Lai cây hoa đỏ F2 với cây F1.

C:

Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa trắng ở P.

D:

Cho cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn.

Đáp án: A

Đáp án A
F2 cho tỉ lệ 3:1 → F1 cho 2 loại giao tử, dị hợp 1 cặp gen → P: AA (Đỏ) × aa (Trắng)
→F1 : Aa (Đỏ)
→ F2: 1AA : 2Aa : 1aa 3 Đỏ : 1 Trắng
Phép lai A. Lai hoa đỏ F2 (AA hoặc Aa) × hoa đỏ ở P (AA) → đều cho kết quả không phân tính nên không xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ F2 trên.
Các phép lai B, C, D: nếu F2 là cây AA sẽ cho kết quả phép lai là đồng tính, còn F2 là Aa sẽ cho kết quả phép lai là phân tính.

6.

Khi ở trạng thái nghỉ ngơi thì

A:

mặt trong của màng notron tích điện âm, mặt ngoài tích điện dương.

B:

mặt trong và mặt ngoài của màng notron đều tích điện âm.

C:

mặt trong và mặt ngoài của màng notron đều tích điện dương.

D:

mặt trong của màng notron tích điện dương, mặt ngoài tích điện âm.

Đáp án: A

Đáp án A

7.

Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào của thể đột biến?

I. Đột biến tam bội.

II. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

III. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể. IV. Đột biến lệch bội dạng thể ba.

A:

3

B:

1

C:

2

D:

4

Đáp án: C

8.

Khi nói về lưới thức ăn trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

A:

Quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.

B:

Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.

C:

Trong lưới thức ăn, mỗi loài sinh vật chỉ thuộc một bậc dinh dưỡng nhất định.

D:

Trong một chuỗi thức ăn, một mắt xích chỉ có một loài sinh vật.

Đáp án: C

9.

Ở một loài thực vật, nghiên cứu sự di truyền của 4 cặp tính trạng do 4 cặp gen chi phối. Khi khảo sát một cơ thể chứa các cặp gen dị hợp, quá trình giảm phân bình thường đã tạo ra giao tử AE BD với tỷ lệ 17,5%. Từ các thông tin trên, hãy chỉ ra loại giao tử và tỷ lệ giao tử nào sau đây có thể được tạo ra cùng với loại giao tử kể trên, biết hoán vị gen chỉ xảy ra ở cặp NST chứa AE.

A:

Loại giao tử Ae BD với tỷ lệ 7,5%

B:

Loại giao tử aE bd với tỷ lệ 17,5%

C:

Loại giao tử ae BD với tỷ lệ 7,5%

D:

Loại giao tử AE Bd với tỷ lệ 17,5%

Đáp án: A

10.

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền bệnh M ở người do một trong hai alen của một gen quy định:

Biết rằng không phát sinh đột biến ở tất cả những người trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về phả hệ trên?
(1). Bệnh M do alen lặn nằm trên NST thường chi phối.
(2). Có thể có tối đa 12 người trong phả hệ này có kiểu gen dị hợp.
(3). Xác suất sinh con thứ ba bị bệnh M của cặp vợ chồng II7 - II8 là 1/9.
(4). Xác suất sinh con đầu lòng có kiểu gen dị hợp tử của cặp vợ chồng III13 - III14 là 5/12.

A:

1

B:

2

C:

3

D:

4

Đáp án: D

11.

Trong số các chức năng chỉ ra dưới đây, chức năng nào KHÔNG phải của phân tử ADN trong tế bào.

A:

Chứa thông tin di truyền dưới dạng trình tự các đơn phân cấu tạo.

B:

Chứa các axit amin quyết định trình tự cấu trúc bậc I của protein từ đó quyết định chức năng protein.

C:

Truyền đạt thông tin di truyền từ thế hệ tế bào này đến thế hệ tế bào khác, thế hệ cơ thể này sang thế hệ cơ thể khác.

D:

Bảo quản thông tin di truyền – thông tin chi phối các tính trạng của tế bào và cơ thể sinh vật.

Đáp án: B

12.

Lưỡng cư phát triển cực thịnh cùng với sự phát triển của các dạng côn trùng khổng lồ xuất hiện ở:

A:

Kỷ Cambri đại Cổ Sinh

B:

Kỷ Jura của đại Trung sinh

C:

Kỷ Phấn trắng của đại Trung sinh

D:

Kỷ Cacbon của đại Cổ sinh

Đáp án: D

13.

Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?

A:

Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen

B:

Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính, gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y

C:

Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không mang gen

D:

Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp

Đáp án: A

14.

Cho con đực thân đen, mắt trắng thuần chủng lai với con cái thân xám, mắt đỏ thuần chủng được F1 đồng loạt thân xám, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, đời F2 có50% con cái thân xám, mắt đỏ, 20% con đực thân xám, mắt đỏ, 20% con đực thân đen, mắt trắng, 5% con đực thân xám, mắt trắng, 5% con đực thânđen, mắt đỏ. Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định. Phép lai này chịu sự chi phối của các quy luật

(1) Di truyền trội lặn hoàn toàn

(2) Gen nằm trên NST X, di truyền chéo.

(3) Liên kết gen không hoàn toàn.

(4) Gen nằm trên NST Y, di truyền thẳng.

Phương án đúng:

A:

2, 3, 4

B:

1, 2, 4

C:

1, 3, 4

D:

1, 2, 3

Đáp án: D

15.

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền bệnh M ở người do một trong hai alen của một gen quy định:

Biết rằng không phát sinh đột biến ở tất cả những người trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về phả hệ trên?I. Bệnh M do alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định.II. Có thể có tối đa 12 người trong phả hệ này có kiểu gen giống nhau.III. Xác suất sinh con thứ ba bị bệnh M của cặp vợ chồng II7 - II8 là 1/4.IV. Xác suất sinh con đầu lòng có kiểu gen dị hợp tử của cặp vợ chồng III13 - III14 là 5/12.

A:

1

B:

2

C:

3

D:

4

Đáp án: B

Xét quy luật di truyền bệnh M ở người

Bố mẹ bình thường sinh ra con bị bệnh →Gen gây  bệnh là gen lặn

Bố bình thường sinh con gái bị bệnh →Gen bị bệnh  nằm trên NST thường → I sai

Quy ước A – bình thường; a – bệnh M

Các cặp vợ chồng 1 và 2,3 và 4,10 và 11 đều bình thường nhưng sinh con ra bị bệnh nên có chung kiểu gen là –Aa

6,9,15 bị bệnh nên có kiểu gen aa

5,7,8,12,13,14 là những người bình thường có kiểu hình A-; có thể có kiểu gen Aa hoặc AA

Vậy có thể có tối đa 12 người trong phả hệ này có kiểu hình bình thường có kiểu gen Aa => II đúng

III. 7 và 8 có bố mẹ có kiểu gen Aa nên tỉ lệ kiểu gen của 7, 8 có thể là 1/3AA và 2/3 Aa

Để sinh ra đứa con thứ 3 bị bệnh thì 7 và 8 có kiểu gen Aa

Xác suất sinh con thứ 3 bị bệnh M là : 2/3 x 2/3 x 1/4 = 1/9

III sai

IV. Tỉ lệ 7 và 8 sinh con bình thường là 1 – 1/9 = 8/9

Tỉ lệ kiểu gen của 13 là 1/3 AA : ½ Aa

Tỉ lệ kiểu gen của 14 là : 1/3AA : 2/3 Aa

Xác suất sinh con đầu lòng có kiểu gen dị hợp tử Aa là :

1/2 AA x 2/3 Aa x  1/2+1/2Aa x 1/3AA x 1/2 + 1/2Aa x 1/2 = 1/6 + 1/12 = 5/12

IV đúng

Vậy có 2 ý đúng là II và IV.