Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm Sinh Trường phổ thông liên cấp Đa Trí Tuệ (MIS)

1.

Mã di truyền là

A:

mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại axit amin.

B:

mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin.

C:

mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại axit amin.

D:

mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một loại axit amin.

Đáp án: C

2.

Trình tự nuclêôtit trong ADN có tác dụng bảo vệ và làm các NST không dính vào nhau nằm ở

A:

điểm khởi sự nhân đôi

B:

eo thứ cấp

C:

tâm động

D:

hai đầu mút NST.

Đáp án: D

Đáp án D
Hai đầu mút NST có tác dụng bảo vệ và làm các NST không dính vào nhau

3.

Trong số các hormon chỉ ra dưới đây, những hormon nào có tác dụng chi phối sự sinh trưởng và phát triển ở người?

A:

Hormon sinh trưởng (GH), Tiroxin, Giberelin, Ostrogen.

B:

Hormon sinh trưởng (GH), Juvenin, Ostrogen, Testosteron.

C:

Hormon sinh trưởng (GH), Tiroxin, Ostrogen, Testosteron.

D:

Hormon sinh trưởng (GH), Tiroxin, Ostrogen, Testosteron, Ecdixon.

Đáp án: C

4.

Thực chất của qui luật phân li độc lập là nói về:

A:

sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ (3:1)n

B:

sự phân li độc lập của các cặp alen trong quá trình giảm phân

C:

sự phân li độc lập của các cặp tính trạng

D:

sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh

Đáp án: B

5.

Ở tế bào nhân sơ, sự điều hòa hoạt động của gen xảy ra chủ yếu ở mức độ

A:

Từ trước phiên mã đến sau dịch mã

B:

Phiên mã

C:

Dịch mã

D:

Ở giai đoạn trước phiên mã

Đáp án: B

Ở tế bào nhân sơ, sự điều hòa hoạt động của gen xảy ra chủ yếu ở mức độ phiên mã

Đáp án B

D sai, điều hòa ở giai đoạn trước phiên mã thường xảy ra ở sinh vật nhân thực, khi mà ADN là mạch thẳng, cấu thành nên NST. Độ cuộn xoắn của từng vùng  NST sẽ cho phép gen ở vị trí ấy phiên mã nhiều hay ít.

C sai, ở sinh vật nhân sơ, do màng nhân chưa được hình thành đầy đủ gen phiên mã ra xong có thể tham gia dịch mã luôn, thường không có cơ chế điều hòa ở giai đoạn này

6.

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại

A:

sự cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa

B:

các quần thể sinh vật trong tự nhiên chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi bất thường

C:

những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với những thay đổi của ngoại cảnh đều di truyền được

D:

mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa

Đáp án: A

7.

Hình ảnh dưới đây nói về một dạng đột biến cấu trúc NST:

A:

Lặp đoạn

B:

 Mất đoạn

C:

Chuyển đoạn

D:

Đảo đoạn

Đáp án: D

8.

Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, gen đột biến gây hại nào dưới đây có thể bị loại bỏ khỏi quần thể nhanh nhất?

A:

Gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường

B:

Gen lặn nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y

C:

Gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường

D:

Gen lặn nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X

Đáp án: A

9.

Sơ đồ bên minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, E, F, H. Cho các kết luận sau về lưới thức ăn này: 

(1) Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn.

(2) Loài D tham gia vào 2 chuỗi thức ăn khác nhau.

(3) Loài E tham gia vào ít chuỗi thức ăn hơn loài F.

(4) Nếu loại bỏ loài B ra khỏi quần xã thì loài D sẽ không mất đi.

(5) Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5.

(6) Nếu số lượng cá thể của loài C giảm thì số lượng cá thể của loài F giảm.

Số phương án trả lời đúng là

A:

2

B:

3

C:

4

D:

5

Đáp án: B

Từ sơ đồ trên ta có thể thấy trong hệ sinh thái có các chuỗi thức ăn:

1: A → B → D → H                            2: A → E → D → H

3: A → E → H                                   4: A → C → F → H

5: A → C → F → E→ H                      6: A → C → F → E → D → H

Xét các phát biểu của đề bài

(1) đúng

(2) sai. Loài D có thể tham gia vào 3 chuỗi thức ăn khác nhau là các chuỗi 1, 2, 6

(3) sai. Loài E có thể tham gia vào 4 chuỗi: 2, 3, 5, 6. Loài F chỉ có thể tham gia vào 3 chuỗi 4, 5, 6

(4) đúng. Khi loài B mấy đi thì loài D vẫn có thể sử dụng loài E làm thức ăn

(5) sai. Bậc dinh dưỡng cấp 5 chỉ gốm 2 loài: D, H

(6) đúng. Khi loài C giảm thì F cũng giảm do F chỉ sử dụng C làm thức ăn.

10.

Ở người, những bệnh, hội chứng nào sau đây liên quan đến đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

A:

Bệnh phêninkêto niệu, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm

B:

Bệnh ung thư máu ác tính, hội chứng tiếng mèo kêu

C:

Bệnh máu khó đông, hội chứng Tớcnơ

D:

Bệnh bạch tạng, hội chứng Đao

Đáp án: B

11.

Theo quan niệm của Lamac, tiến hoá là:

A:

sự phát triển có kế thừa lịch sử, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp.

B:

sự hình thành các đặc điểm hợp lí trên cơ thể sinh vật.

C:

sự hình thành nhiều loài mới từ một vài dạng tổ tiên ban đầu.

D:

tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể.

Đáp án: A

12.

Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là

A:

Các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quyđịnh kiểu hình thích nghi với môi trường

B:

Quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hoá về mức độthành đạt sinh sản

C:

Các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghivới môi trường

D:

Quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy định các đặcđiểm thích nghi với môi trường

Đáp án: C

13.

Trong trường hợp không xảy ra đột biến, phép lai nào sau đây có thể cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất?
 

A:

\(AB \over ab\)Dd x \(AB \over ab\)Dd

B:

\(AB \over ab\)DD x \(AB \over ab\)dd

C:

\(AB \over ab\)Dd x \(Ab \over ab\)dd

D:

\(Ab \over ab\)Dd x \(Ab \over ab\) dd

Đáp án: A

Giả sử có hoán vị gen ở tất cả các phép lai => cho số kiểu gen tối đa

A- 10 x 3 = 30 kiểu gen

B- 10 x 1 = 10 kiểu gen

C- 7 x 2 = 14 kiểu gen

D- 3 x 2 = 6 kiểu gen

Đáp án A :
 

14.

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên

A:

kiểu gen

B:

alen

C:

kiểu hình

D:

gen

Đáp án: C

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình

Đáp án C
 

15.

Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thời gian, sau cỏ là trarg cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trinh này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đây là quá trình diễn thể sinh thái.
II. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này.
III. Độ đa dạng sinh học giảm dần trong quá trình biến đổi này.
IV. Một trong những nguyên nhân gây ra quá trình biến đổi này là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. 

A:

1

B:

4

C:

2

D:

3

Đáp án: D