Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT BC Châu Thành A

1.

Những quyết định của hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó đem đến hệ quả gì?

A:

Liên hợp quốc được thành lập

B:

Chủ nghĩa phát xít Đức bị tiêu diệt tận gốc

C:

Một trật tự thế giới mới được hình thành, được gọi là trật tự hai cực Ianta

D:

Trên lãnh thổ Đức hình thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau

Đáp án: C

2.

Cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất (1965-1966) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam nhằm mục tiêu gì.

A:

Tiêu diệt cơ quan đầu não của ta.

B:

Bình định

C:

Đánh bại chủ lực quân giải phóng

D:

Kết thúc chiến tranh

Đáp án: C

3.

Từ năm 1954 đến năm 1970, Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối chính sách gì?

A:

Hòa bình trung lập, không tham gia khối liên minh quân sự nào.

B:

Hòa bình, trung lập tích cực, tham gia khối ASEAN.

C:

Bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.

D:

Liên minh chặt chẽ với Mỹ.

Đáp án: A

4.

Chính sách của các nước tư bản Tây Âu đối với hệ thống thuộc địa cu của mình trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là 

A:

trở lại xâm chiếm các thuộc địa. 

B:

viện trợ cho các thuộc địa. 

C:

bồi thường cho các thuộc địa. 

D:

thiết lập quan hệ ngoại giao bình đẳng với các thuộc địa. 

Đáp án: A

5.

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914) dẫn đến sự ra đời

A:

giai cấp công nhân

B:

các giai cấp công nhân, tư sản và tiểu tư sản

C:

các giai cấp công nhân và tư sản

D:

các giai cấp tư sản và tiểu tư sản

Đáp án: A

Phương pháp : Sgk trang 193

6.

Cuộc kháng chiến của nhân dân Đà Nẵng năm 1858 đã làm

A:

Cuộc kháng chiến của nhân dân Đà Nẵng năm 1858 đã làm

B:

thất bại bước đầu kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.

C:

thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.

D:

thất bại kế hoạch “dùng người Việt đánh người Việt” của thực dân Pháp

Đáp án: B

7.

Nhân tố khách quan của tình hình thế giới đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta đề ra đường lối đổi mới đất nước năm 1986 là

A:

sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia

B:

xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển của các dân tộc trên thế giới

C:

những thay đổi của thế giới do tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ

D:

Chiến tranh lạnh chấm dứt

Đáp án: C

8.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, theo thỏa thuận của hội nghị Ianta, phía Bắc Triều Tiên do quân đội của nước nào đóng?

A:

Anh

B:

Liên Xô

C:

D:

Pháp

Đáp án: B

9.

Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đảng Cộng sản Đông Dương đã?

A:

 rút vào bí mật, chuẩn bị cho một cao trào mới.

B:

 đòi Pháp phải trả ngay lập tức độc lập cho Việt Nam.

C:

 liên minh với Nhật để chống Pháp.

D:

 phát động quần chúng tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Đáp án: A

10.

Tại sao Pháp lại chấp nhận đàm phán với ta ở Hội nghị Giơnevơ năm 1954?

A:

 Do sức ép của Liên Xô.

B:

 Pháp sợ Trung Quốc đưa quân sang.

C:

 Pháp bị thất bại ở Điện Biên Phủ.

D:

 Dư luận nhân dân thế giới phản đối.

Đáp án: C

11.

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sớm nhất ở khu vực nào?

A:

Bắc Phi

B:

Đông Phi

C:

Đông Bắc Á

D:

Đông Nam Á.

Đáp án: D

12.

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?

A:

 Nông nghiệp và khai mỏ.

B:

 Giao thông vận tải.

C:

 Nông nghiệp.

D:

 Ngoại thương, công nghiệp.

Đáp án: A

13.

Những quyết định của Hội nghị Ianta đã đưa đến hệ quả gì?

A:

 Trên lãnh thổ Đức hình thành hai nhà nước Đức với hai chế độ chính trị khác nhau.

B:

 Liên hợp quốc được thành lập.

C:

 Một trật tự thế giới mới được hình thành-trật tự hai cực Ianta.

D:

 Chủ nghĩa phát xít Đức bị tiêu diệt tận gốc.

Đáp án: C

14.

Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến các chính sách của vua Quang Trung chưa được áp dụng nhiều trên thực tế?

A:

Không có sự hậu thuẫn của vua Lê

B:

Vua Quang Trung mất sớm

C:

​Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn

D:

Triều Tây Sơn bị chia rẽ

Đáp án: A

15.

Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở VN 1929 có sự hạn chế gì?

A:

Nội bộ những người cộng sản VN chia rẽ, mất đoàn kết ngăn cản sự phát triển của cách mạng Việt Nam.

B:

Phong trào cm VN có nguy cơ thụt lùi

C:

Phong trào cm VN phát tiển chậm lại

D:

Kẻ thù lợi dụng để đàn áp cách mạng

Đáp án: A