Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử TTGDTX Long Điền

1.

Tháng 4 - 1994, Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của cộng hòa Nam Phi, đã đánh dấu:

A:

Sự chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man ở châu Phi.

B:

Chấm dứt chế độ độc tài quân sự ở châu Phi.

C:

Bãi bỏ chính sách phân biệt chủng tộc trên toàn thế giới.

D:

Chấm dứt chế độ thống trị của chủ nghĩa thực dân ở châu Phi.

Đáp án: A

2.

Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám phải đối phó với nhiều khó khăn như thế nào?

A:

Nạn đói, nạn dốt, giặc ngoại xâm

B:

Nạn đói, nạn dốt, ngân sách nhà nước trống rỗng

C:

Nạn đói, nạn dốt, ngân sách trống rỗng, nạn ngoại xâm và nội phản

D:

Nạn đói, nạn dốt, nội phản

Đáp án: C

3.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào ở Đông Bắc Á bị chia cắt

A:

Trung Quốc

B:

Triều Tiên

C:

Nhật Bản

D:

Hàn Quốc

Đáp án: B

4.

Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian

1.  Thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.

2.  Mặt trận Việt Minh ra đời.

3.  Khu giải phóng Việt Bắc chính thức thành lập.

A:

3,2,1

B:

3,1,2

C:

2,1,3

D:

1,2,3

Đáp án: C

Phương pháp: Suy luận, sắp xếp

Cách giải:

1.  Thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22-12-1944).

2.  Mặt trận Việt Minh ra đời (19-05-1941).

3.  Khu giải phóng Việt Bắc chính thức được thành lập (04-06-1945).

5.

Mĩ và các nước đồng minh của Mĩ đã kí kết thành lập “Tổ chức hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á (SEATO)” tại đâu?

A:

Tại Gia-cac-ta (In-đô-nê-xi-a).

B:

Tại Ma-ni-la (Phi-lip-pin).

C:

Tại Băng Cốc (Thái Lan).

D:

Tại Oa-sinh-tơn (Mĩ).

Đáp án: C

6.

Đảng cộng sản ra đời do tác động của nhiều yếu tố. Yếu tố nào sau đây không đúng?

A:

Sự thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng.

B:

Sự phổ biến của Chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.

C:

Sự phát triển tự giác phong trào công nhân Việt Nam.

D:

Sự phát triển của phong trào yêu nước Việt Nam.

Đáp án: A

7.

Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1930, phong trào nổ ra mạnh nhất ở đâu?

A:

Ở Trung Kì.

B:

Ở Bắc Kì.

C:

Ở Nam Kì.

D:

Trong cả nước.

Đáp án: B

8.

Trong những năm 1951 –1953, so sánh tương quan lực lượng trên chiến trường chính Bắc Bộ, ta ở trong tình thế

A:

cầm cự

B:

giữ vững thế chủ động về chiến lược

C:

bị động, phòng ngự

D:

tiến công.

Đáp án: D

9.

Lấy cớ gì mà ngày 22- 10 -1962, Tổng thống Mĩ Ken- nơ- đi lên án những hoạt động quân sự của Liên Xô tại Cu-ba?

A:

Lấy cớ Liên Xô xâm lược Cu- ba

B:

Lấy cớ an ninh nước Mĩ bị đe dọa.

C:

Lấy cớ Châu Mĩ là của người Mĩ

D:

Lấy cớ Cu-ba là sân sau êm đềm của Mĩ

Đáp án: B

10.

Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 – 1930) đã quyết định đổi tên Đảng thành

A:

Đảng Cộng sản Đông Dương.

B:

An Nam Cộng sản đảng

C:

Đảng Lao động Việt Nam.

D:

Đông Dương Cộng sản liên đoàn

Đáp án: A

Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 94
Cách giải: Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 – 1930) đã quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
Chọn: A

11.

Hãy điền các từ đúng vào các câu sau đây: “Bằng việc kí Hiệp định Sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14- 9-1946, chúng đã đập tan âm mưu của………..để chống lại ta”.

A:

Đế quốc Mĩ cấu kết với Tưởng

B:

Đế quốc Pháp cấu kết với Tưởng

C:

Tưởng cấu kết với Pháp

D:

Đế quốc Pháp cấu kết với Anh

Đáp án: B

12.

Biện pháp nào quan trọng nhất để chính quyền cách mạng kịp thời giải quyết khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám?

A:

Dựa vào lòng nhiệt tình yêu nước của nhân dân

B:

Chính phủ kí sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam (31-1-1946)

C:

Quốc hội quyết định cho lưu tành tiền Việt Nam trong cả nước (23-11-1941)

D:

Tiết kiệm chi tiêu

Đáp án: A

13.

Thắng lợi nào đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp?

A:

Biên giới thu đông 1950. 

B:

Điện Biên Phủ năm 1954.

C:

Cuộc chiến đấu ở các đô thị 1946.   

D:

Việt Bắc- thu đông 1947.

Đáp án: D

14.

Lực lượng chính trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) của đế quốc Mĩ là

A:

quân đội Sài Gòn

B:

quân đội viễn chinh Mĩ

C:

quân các nước đồng minh của Mĩ.

D:

cố vấn quân sự Mĩ.

Đáp án: A

15.

Theo quy định của Hiến pháp năm 1947, Nhật Bản là nước theo thể chế nào?

A:

Quân chủ lập hiến.

B:

Dân chủ đại nghị.

C:

Cộng hòa nghị viện.

D:

Cộng hòa.

Đáp án: A