Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Lê Văn Linh

1.

Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A:

Sự trưởng thành vượt bậc của các lực lượng cách mạng ở châu Phi.

B:

Sự suy yếu của các nước đế quốc Anh, Pháp.

C:

Thất bại của chủ nghĩa phát xít.

D:

Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.

Đáp án: A

2.

Đâu là điểm cơ bản trong chính sách phát triển khoa học - kĩ thuật của Nhật Bản?

A:

Tìm cách mua bằng phát minh sáng chế của nước ngoài.

B:

Chú trọng việc bán các bằng phát minh sáng chế.

C:

Không chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học kĩ thuật và áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật trong phát triển kinh tế.

D:

Luôn chú trọng công tác nghiên cứu và phát minh ra các vật dụng mới.

Đáp án: A

3.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nền kinh tế các nước tư bản có sự tăng trưởng khá liên tục sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A:

do bóc lột hệ thống thuộc địa

B:

nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời

C:

do giảm chi phí cho quốc phòng

D:

nhờ giá nguyên, nhiên liệu giảm

Đáp án: B

4.

Sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn trên thế giới theo chiều hướng nào?

A:

Đối thoại, tránh xung đột

B:

Đối đầu, gây chiến tranh

C:

Hòa hoãn, thỏa hiệp, tránh xung đột

D:

Đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp

Đáp án: D

5.

Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) xác định cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta theo hình thái

A:

Khởi nghĩa vũ trang

B:

Đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa

C:

Chuyển giữ gìn lực lượng sang thế tiến công

D:

Dùng bạo lực cách mạng để đánh bại kẻ thù

Đáp án: B

6.

Bản thông điệp mà tổng thống Tơ- ru- man gửi Quốc hội Mĩ ngày 12-3-1947 được xem là sự khởi đầu cho:

A:

Chính sách thực lực của Mĩ sau chiến tranh.

B:

Mưu đồ làm bá chủ thế giới của Mĩ.

C:

Chính sách chống Liên Xô gây nên tình trạng chiến tranh lạnh.

D:

Chính sách chống các nước xã hội chủ nghĩa.

Đáp án: C

7.

Sự kiện 11 - 9 - 2001, đã đặt nước Mĩ trong tình trạng phải đối đầu với nguy cơ gì?

A:

Sự khủng hoảng nội các.

B:

Sự bất cập trong hoạt động quốc phòng và anh ninh.

C:

Sự suy giảm về kinh tế.

D:

Chủ nghĩa khủng bố.

Đáp án: D

8.

Sự kiện nào đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN? 

A:

Hội nghị Băng cốc ngày 8-8-1967 

B:

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tháng 2 năm 1976

C:

Hội nghị Băngcoc Thái lan năm 1999

D:

Hội nghị cấp cao Bali tháng 2 năm 1976

Đáp án: D

9.

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (đầu năm 1930) đã xác định lực lượng chính của cách mạng Việt Nam là

A:

công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức.

B:

trung nông, trung tiểu địa chủ, nông dân.

C:

nông dân, tư sản dân tộc, địa chủ.

D:

công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.

Đáp án: A

10.

Nội dung nào là điểm tương đồng giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mỹ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A:

Chỉ theo khuynh hướng vô sản

B:

Kết quả đấu tranh

C:

Có một tổ chức lãnh đạo thống nhất

D:

Chỉ sử dụng đấu tranh vũ trang

Đáp án: B

Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh đều giành thắng lợi, đưa đến thành lập hàng loạt các nhà nước độc lập

11.

Đế quốc Mĩ thực hiện ý đồ thâm độc biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới thể hiện ở sự kiện nào?

A:

  1. Mĩ ép Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng (20-5-1954).

B:

Lập khối quân sự SEATO, đặt miền Nam dưới sự bảo trợ của khối này

C:

  1. Mĩ Diệm tổ chức bầu cử riêng lẻ, lập nước Việt Nam Cộng hòa.

D:

  1. Mĩ Diệm hô hào “Bắc tiến”.

Đáp án: C

12.

Điểm khác biệt cơ bản giữa "Cương lĩnh Chính trị" (Nguyễn Ái Quốc) và "Luận cương Chính trị" (Trần Phú) là:

A:

Đánh giá đúng khả năng cách mạng của giai cấp công nhân

B:

Xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam là liên minh công – nông

C:

Giải quyết đúng đắn nhiệm vụ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

D:

Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp

Đáp án: D

13.

Công lao to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1911-1930 là gì?

A:

 Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

B:

 Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.

C:

 Xuất bản tác phẩm "Đường Kách mệnh".

D:

 Khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đáp án: B

14.

Nội dung dung cơ bản của “Chính sách kinh tế mới” mà nước Nga thực hiện là

A:

Thi hành chính sách lao động cưỡng bức đối với nông dân.

B:

Nhà nước Xô viết nắm độc quyền về kinh tế về mọi mặt.

C:

Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân.

D:

Tạo ra nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước .

Đáp án: D

15.

Theo quy định của Hiến pháp năm 1947, Nhật Bản là nước theo thể chế nào?

A:

Quân chủ lập hiến.

B:

Dân chủ đại nghị.

C:

Cộng hòa nghị viện.

D:

Cộng hòa.

Đáp án: A