Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử TTGDTX H. Sơn Động

1.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi sang Pháp đã dặn dò Huỳnh Thúc Kháng: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến". Theo em, cái "bất biến" của dân tộc ta trong thời điểm này là gì?

A:

Tự do

B:

Độc lập

C:

Hòa bình

D:

Tự chủ

Đáp án: B

2.

Bài học kinh nghiệm nào của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được Đảng ta tiếp tục vận dụng trong công cuộc công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước nhằm phát huy sức mạnh của dân tộc? 

A:

Phải linh hoạt kết hợp các hình thức đấu tranh. 

B:

Kết hợp giữa đấu tranh với xây dựng để ngày càng vững mạnh. 

C:

Tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước. 

D:

Có đường lối đúng đắn, phù hợp. 

Đáp án: D

3.

Chiến dịch nào của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp làm  phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava ? 

A:

Chiến dịch biên giới thu đông 1950

B:

Chiến d ịch biên giới Đông Xuân 1953-1954

C:

Chiến dịch Hòa Bình ,Tây  Bắc ,Thượng Lào (1951-1953)

D:

Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp án: D

4.

Việt Nam có thể học tập được bài học kinh nghiệm nào từ chính sách đối ngoại mềm dẻo của Nhật Bản để giải quyết vấn đề đối ngoại hiện nay?

A:

Giải quyết theo các nguyên tắc hòa bình thông qua các diễn đàn quốc tế

B:

Coi trọng quan hệ với các nước trong khu vực.

C:

Coi trọng quan hệ ngoại giao với các nước lớn.

D:

Giữ vững nguyên tắc độc lập chủ quyền.

Đáp án: A

Phương pháp: liên hệ.

Cách giải:

Chinh sách ngoại giao của Nhật Bản hiện nay luôn tôn trọng nguyên tắc hòa bình qua các diễn đàn quốc tế, giải quyết các tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế.

=> Đây là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để giải quyết các vấn đề đối ngoại hiện nay

5.

Tổ chức nào sau đây được lập ra tại Hà Nội vào tháng 3-1929?

A:

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

B:

Chi bộ Cộng sản đầu tiên.

C:

Việt Nam Quốc dân đảng.

D:

Đảng Thanh niên.

Đáp án: B

6.

"Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ..." được trích trong văn kiện nào?

A:

Tuyên ngôn độc lập

B:

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

C:

Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng

D:

Tuyên ngôn của Mặt trận Việt Minh

Đáp án: B

7.

Để xây dựng chính quyền cách mạng, sau khi hoàn thành bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên (6/1/1946), các địa phương đã thực hiện nhiệm vụ gì?

A:

Bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp.

B:

Thành lập chính quyền cách mạng ở các địa phương.

C:

Thành lập tòa án nhân dân các cấp.

D:

Thành lập đội dân quân du kích ở các địa phương.

Đáp án: A

8.

Ý nghĩa to lớn nhất của phong trào "Đồng khởi" (1959 - 1960)? 

A:

Đưa đến Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra đời. 

B:

Làm lay chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

C:

Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. 

D:

Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ. 

Đáp án: C

9.

Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám là gì?

A:

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đã dấu tranh kiên cường bất khuất.

B:

Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lức lượng yêu nước trong mọi mặt trận thống nhất.

C:

Sự lănh đạo tài tình của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.

D:

Có hoàn cảnh thuận lợi của Chiến tranh thế giới thứ 2: Hồng quân Liên Xô và Đồng Minh đã đánh bại phát xít Đức-Nhật.

Đáp án: C

10.

Sau khi Liên Xô sụp đổ,  Liên bang Nga đã

A:

trở thành quốc gia nắm mọi quyền hành ở Liên Xô

B:

trở thành quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác

C:

trở thành quốc gia kế tục Liên Xô

D:

trở thành quốc gia Liên bang Xô viết

Đáp án: C

11.

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Nhà nước đầu tư vốn cho xây dựng kinh tế chiếm tỉ lệ bao nhiêu so với thời kì khôi phục kinh tế?

A:

60% so với thời kì khôi phục kinh tế.

B:

61,2% so với thời kì khôi phục kinh tế. 

C:

65,5% so với thời kì khôi phục kinh tế.

D:

67% so với thời kì khôi phục kinh tế.

Đáp án: B

12.

Nét khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh với châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ 2 là:

A:

Đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị để giành lại nền độc lập dân tộc.

B:

Đấu tranh chống lại các thế lực thân Mỹ để thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ; qua đó giành lại độc lập và chủ quyền thực sự cho dân tộc

C:

Đấu tranh chính trị kết hợp với hòa bình thương lượng để bảo vệ độc lập dân tộc

D:

Đấu tranh chống lại bọn đế quốc thực dân và tay sai để giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, chủ quyền.

Đáp án: B

Phương pháp: so sánh.

Cách giải: Sau chiến tranh thế giới thứ hai:

- Mĩ Latinh: chống thế lực thân Mĩ, trong đó là chế độ độc tài thân Mĩ ( tiêu biểu là Cuba chống chế độ độc tài Batixta, giành độc lập dân tộc).

- Châu Phi: đấu tranh chống chế độc thực dân cũ.

13.

Hội nghị quân sự Bắc Kì (15-4-1945) quyết định những vấn đề gì?

A:

Thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

B:

Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

C:

Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân.

D:

Thành lập khu giải phóng Việt Bắc.

Đáp án: C

14.

Theo phương án Maobattơn, thực dân Anh buộc phải

A:

công nhận sự ra đời của nước Cộng hoà Ấn Độ

B:

thừa nhận Đảng Quốc Đại nắm quyền.

C:

trao quyền tự trị cho nhân dân Ấn Độ.

D:

công nhận nền độc lập vĩnh viễn của Ấn Độ

Đáp án: C

15.

Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì

A:

các nước phương Tây cấm vận

B:

các thế lực phản động chống phá

C:

bị chiến tranh tàn phá nặng nề

D:

Mĩ tiến hành Chiến tranh lạnh

Đáp án: C