Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Tr CĐ Công nghệ Việt Hàn Bắc Giang

1.

Ngày 8/9/1951, Nhật Bản kí với Mĩ hiệp ước gì?

A:

Mĩ đồng ý cho Nhật trở thành thành viên của khối NATO.

B:

Hiệp ước phòng thủ chung Đông Nam Á.

C:

Hiệp ước chạy đua vũ trang.

D:

Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.

Đáp án: D

2.

Thủ đoạn nào của Mĩ dùng trong chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta?

A:

Lợi dụng mâu thuẫn Trung – Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô.

B:

 Chấm dứt Chiến tranh lạnh với Liên Xô.

C:

 Tăng cường viện trợ cho các nước đồng minh của Mĩ.

D:

Bao vây, phong tỏa các đường biên giới.

Đáp án: A

3.

Trong những năm 1949-1959, Trung Quốc thi hành chính sách đối ngoại:

A:

Thân thiện với Mĩ và các nước phương Tây

B:

Trung lập để phát triển đất nước

C:

Ngoại giao tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy phong trào cách mạng để phát triển

D:

Vừa đối đầu với Liên Xô, vừa đối đầu với Mĩ và các nước Tây Âu

Đáp án: C

4.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960) xác định cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam có vai trò như thế nào đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam? 

A:

Hậu phương kháng chiến. 

B:

Quyết định trực tiếp. 

C:

Căn cứ địa cách mạng. 

D:

Quyết định nhất. 

Đáp án: B

5.

Những quyết định của Hội nghị Ianta đã đưa đến hệ quả gì?

A:

 Trên lãnh thổ Đức hình thành hai nhà nước Đức với hai chế độ chính trị khác nhau.

B:

 Liên hợp quốc được thành lập.

C:

 Một trật tự thế giới mới được hình thành-trật tự hai cực Ianta.

D:

 Chủ nghĩa phát xít Đức bị tiêu diệt tận gốc.

Đáp án: C

6.

Người vạch ra kế hoạch khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam là

A:

Pôn – Đu –me ( Paul Doumer).

B:

Anbe Xarô (Albert Sarraut).

C:

Brêviê (Joseph Jeles Brevie).

D:

Đờ– cu (Jean – Decoux).

Đáp án: A

7.

Tại sao lại gọi là phong trào "Hội kín" ở Nam Kì?

A:

Vì các phong trào yêu nước của nhân dân Nam Kì hoạt động bí mật.

B:

Vì các hoạt động yêu nước của nhân dân Nam Kì núp dưới hình thức tôn giáo, mê tín để dễ tuyên truyền, vận động quần chúng.

C:

Vì đây là các hoạt động thuần túy mang màu sắc tôn giáo

D:

Vì phong trào này thường hội họp kín.

Đáp án: B

8.

"Đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, nếu chắc thắng thì kiên quyết cho đánh còn không chắc thắng thị kiên quyết không cho đánh". Đó là nội dung của:

A:

Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947. 

B:

Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954.

C:

Chiến dịch biên giới thu đông 1950. 

D:

Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Đáp án: D

9.

Nội dung nào không phải ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ?

A:

Đập tan kế hoạch Nava

B:

Giáng một đoàn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp

C:

Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao

D:

Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước

Đáp án: D

10.

"Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững nền tự do và độc lập ấy". Đoạn tư liệu trên được trích trong văn kiện nào?

A:

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

B:

Chỉ thị Toàn dân kháng chiến

C:

Tuyên ngôn độc lập

D:

Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi

Đáp án: C

11.

Đến năm 1960, ở miền Bắc có 85% hộ nông dân, 68% diện tích đất đai vào hợp tác xã nông nghiệp …. Đó là kết quả của:

A:

Cải cách ruộng đất

B:

Khôi phục kinh tế

C:

Cải tạo xã hội chủ nghĩa

D:

Tất cả các đáp án trên

Đáp án: C

12.

Thắng lợi nào của quân dân ta ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam?

A:

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

B:

Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972

C:

Trận "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972

D:

Chiến dịch Đường 14-Phước Long cuối năm 1974 đầu năm 1975

Đáp án: B

13.

Một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

A:

Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

B:

Hợp tác mạnh mẽ trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa và xã hội

C:

Đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế trên cơ sở duy trì hòa bình và an ninh thế giới

D:

. Qúa trình tăng lên mạnh mẽ của lực lượng sản xuất.

Đáp án: A

14.

Mĩ – Diệm mở rộng chiến dịch "tố cộng", "diệt cộng" và ra lệnh "đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật", thực hiện "luật 10/59" để chứng minh

A:

Mĩ – Diệm rất mạnh ở miền Nam và có khả năng bình định toàn miền Nam.

B:

sức mạnh quân sự và âm mưu của Mĩ – Diệm nhằm tiêu diệt cách mạng miền Nam.

C:

sự suy yếu và ngày càng bị cô lập của Mĩ – Diệm.

D:

chính sách độc tài của chế độ gia đình trị nhằm tiêu diệt cách mạng miền Nam.

Đáp án: B

15.

Việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) đã khẳng định một trong những quy luật của lịch sử Việt Nam là

A:

kháng chiến và kiến quốc.

B:

đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang.

C:

dựng nước đi đôi với giữ nước.

D:

giành và giữ chính quyền.

Đáp án: C