Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT Thái Thuận

1.

Sau Chiến tranh thế giói thứ hai, đối tượng và mục tiêu cốt lõi của phong trào đấu tranh của nhân dân Ản Độ là

A:

chống thực dân Anh, đòi độc lập dân tộc.

B:

chống thực dân Anh, thành lập Liên đoàn Hồi giáo.

C:

chống chế độ phong kiến, xây dựng xã hội tự do.

D:

chống thực dân Pháp, đòi độc lập dân tộc.

Đáp án: A

Phương pháp: Sgk 12 trang 33.

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ diễn ra mạnh mẽ.

=> Đối tượng và mục tiêu cốt lõi của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ là chống thực dân Anh, đồi độc lập dân tộc.

2.

Điểm chung trong kế hoạch Rơve năm 1949, kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi năm 1950 và kế hoạch Nava năm 1953 là?

A:

Phô trương thanh thế, tiềm lực, sức mạnh.

B:

Tiếp tục thống trị Việt Nam lâu dài

C:

Kết thúc chiến tranh trong danh dự.

D:

Muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh

Đáp án: D

3.

Con đường cách mạng Việt nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là:

A:

 Làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

B:

 Thực hiện cách mạng ruộng đất cho triệt để.

C:

 Tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc.

D:

 Đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc.

Đáp án: A

4.

Nguyên tắc nào sau đây không phải là nội dung của Hiệp ước Bali (2/1976)?

A:

Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

B:

Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.

C:

Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

D:

Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.

Đáp án: D

5.

Hiệp ước Mĩ Nhật được ký kết vào thời gian nào ?

A:

18/9/1951

B:

8/9/1951

C:

28/9/1951

D:

19/8/1951

Đáp án: B

6.

Lần đầu tiên nhân dân Việt Nam kỷ niệm ngày Quốc tế lao động khi nào?

A:

1/5/1930

B:

1/5/1931

C:

1/5/1936

D:

1/5/1939

Đáp án: A

7.

Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là

A:

hợp tác với các nước Đông Nam Á.

B:

liên minh chặt chẽ với Mĩ.

C:

mở rộng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa

D:

mở rộng quan hệ đối ngoại trên phạm vi toàn cầu.

Đáp án: B

8.

“Phong trào ra đời với bản hiệu triệu hoan nghênh Hiệp định Giơ-nevơ, ủng hộ hiệp thương tuyển cử, được sự hưởng ứng rộng rãi của các tầng lớp nhân dân”. Đó là phong trào nào?

A:

Chống khủng bố đàn áp của Mĩ-Diệm.

B:

Phong trào đấu tranh của nhân dân các thành phố lớn Huế, Đà Nẵng. 

C:

“Phong trào hòa bình” ở Sài Gòn - Chợ Lớn

D:

Phong trào vì mục tiêu hòa bình của nhân dân các thành phố lớn và các vùng nông thôn.

Đáp án: C

9.

Sự áp bức bóc lột dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật dẫn đến hậu quả gì?

A:

 Mâu thuẩn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với phát xít Nhật gay gắt.

B:

 Mâu thuẩn giữa toàn thể dân tộc Đông Dương với Nhật sâu sắc.

C:

 Mâu thuẩn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam thực dân Pháp - Nhật sâu sắc.

D:

 Mâu thuẩn giữa toàn thể dân tộc Đông Dương với Nhật-Pháp sâu sắc.

Đáp án: D

10.

Thành tựu quan trọng nào của cách mạng khoa học – kĩ thuật đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người ?

A:

Phát minh sinh học

B:

Phát minh hóa học

C:

“Cách mạng xanh”

D:

Tạo ra công cụ lao động mới.

Đáp án: C

11.

Trong khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8-1945), Nhân dân Việt Nam đã thực hiện phong trào nào sau đây?

A:

Phá kho thóc, giải quyết nạn đói

B:

Chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa

C:

Chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa

D:

Chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa

Đáp án: A

12.

Nội dung nào sau đây không phải là chủ trương đổi mới về kinh tế của Đảng? 

A:

Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề. 

B:

Xoá bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. 

C:

Hình thành cơ chế thị trường. 

D:

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 

Đáp án: D

13.

Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” có gì mới so với các chiến lược chiến tranh trước?

A:

Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN.

B:

Gắn “Việt Nam hóa” với “Đông Dương hóa chiến tranh”.

C:

Được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân đội Mĩ.

D:

B và C đúng.

Đáp án: D

14.

Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Tạm ước 14/9/1946 với chính phủ Pháp tại đâu?

A:

Phông-ten-blô.

B:

Thành phố Đà Lạt.

C:

Luân Đôn.

D:

Pa-ri.

Đáp án: D

15.

Năm 1968, nền kinh tế Nhật Bản đứng thứ mấy trong thế giới tư bản?

A:

Ba.

B:

Hai.

C:

Tư.

D:

Nhất.

Đáp án: B