Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử TT HN&GDTX Ba Chẽ

1.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7/1936 chủ trương thành lập

A:

Mặt trận Liên Việt

B:

Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh

C:

Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương

D:

Mặt trận Liên Việt

Đáp án: C

Phương pháp: Sgk 12 trang 100

Cách giải:

-   Tháng 7/1936, Hội nghị họp tại Thượng Hải, Trung Quốc do đồng chí Lê Hồng Phong chủ trì.

-   Nội dung Hội nghị:

+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền là chống đế quốc, chống phong kiến.

+ Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hoà bình.

+ Phương pháp đấu tranh là công khai, nửa công khai kết hợp bí mật.

+ Chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất Nhân dân phản đế Đông Dương (Tháng 3/1938 đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương).

2.

Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta, cuộc chiến mở đầu giữa nhân dân ta và Pháp diễn ra ở đâu?

A:

Sài Gòn - Chợ Lớn.

B:

Tây Nguyên.

C:

Trung Bộ.

D:

Bến Tre.

Đáp án: A

3.

Hình thức đấu tranh giành độc lập chủ yếu thông qua đấu tranh chính trị hợp pháp, đó là đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc ở ?

A:

Châu Á

B:

Châu Phi

C:

Mĩ Latinh

D:

Châu Á và châu Phi

Đáp án: B

4.

Vì sao trong nội bộ của Tân Việt Cách mạng đảng phân hóa?

A:

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát triển mạnh, lí luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin có ảnh hưởng đến số đảng viên trẻ của Tân Việt.

B:

Nội bộ Tân Việt không thống nhất.

C:

Tác động của tình hình thế giới vào Việt Nam

D:

Sự vận động hơp nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

Đáp án: A

5.

Mặt trận nhân dân Pháp do Đảng Cộng sản làm nồng cốt, thắng cử vào nghị viện và lên cầm quyền vào năm nào?

A:

1935

B:

1936

C:

1937

D:

1938

Đáp án: B

6.

Qua các cuộc mít tinh biểu tình, đưa “dân nguyện”, lực lượng nào tham gia đông đảo và hăng hái nhất?

A:

Công nhân và nông dân.

B:

Học sinh và thợ thủ công.

C:

Trí thức và dân nghèo thành thị.

D:

Câu A và C đúng.

Đáp án: A

7.

Ý nào sau đây không phản ánh đúng hoàn cảnh lịch sử mà Pháp đề ra kế hoạch Nava?

A:

Quân Pháp ngày càng bị thiệt hại nặng nề, lâm vào thế phòng ngự bị động.

B:

Cuộc chiến tranh ở Đông Dương đã trở thành một bộ phận trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.

C:

Phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao trên khắp thế giới.

D:

Nhân dân Pháp đang ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương.

Đáp án: D

- Đáp án A: trải qua 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bị thiệt hại ngày càng nặng nề: bị loại khỏi vòng chiến đấu 39 vạn quân, tiêu tốn hơn 2000 tỉ phrăng, vùng chiếm đóng bị thu hẹp, Pháp lâm vào thế phòng ngự bị động.

- Đáp án B: Cho đến năm 1953, Mĩ đang can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương, từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương => Cuộc chiến tranh ở Đông Dương đã trở thành một bộ phận trong chiến lược toàn cầu.

- Đáp án C: Từ sau năm 1945, phong trào giải phóng dân tộc đã dâng cao ở khắp ở Á, Phi, Mĩ Latinh.

- Đáp án D: Trước chính sách của bộ phận cầm quyền tiến hành chiến tranh xâm lược đã tiêu tốn nhiều tiền của -> Giới cầm quyền không chỉ bóc lột nhân dân thuộc địa mà còn bóc lột nhân dân trong nước => Không thể nói nhân dân Pháp sẽ ủng hộ chiến tranh xâm lược Đông Dương của giới cầm quyền.

8.

Nội dung nào sau đây là công thức của "Chiến lược chiến trang đặc biệt"?

A:

 Được tiến hành quân đội tay sai, do "cố vấn" Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ khí trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ.

B:

 Tiến hành hoạt động phá hoại miền Bắc, phong trào biên giới.

C:

 Đưa quân chư hầu của Mĩ vào miền Nam Việt Nam.

D:

 Thực hiện Đông Dương hoá chiến tranh.

Đáp án: A

9.

Mục đích chính trị của kế hoạch Mácsan do Mĩ thực hiện là gì?

A:

Lôi kéo và khống chế các nước Tây Âu làm đồng minh chống Liên Xô và các nước XHCN

B:

Giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

C:

Tấn công Liên Xô và Đông Âu từ phía tây.

D:

Chia cắt châu Âu thành hai phe, làm cho châu Âu suy yếu.

Đáp án: A

10.

Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A:

Các nước Đông Nam á đều giành được độc lập

B:

Các nước Đông Nam á đều gia nhập ASEAN

C:

Các nước Đông Nam á trở thành nước công nghiệp mới (NIC)

D:

Tất cả đều đúng

Đáp án: A

11.

Cuộc "Đại cách mạng văn hóa vô sản" ở Trung Quốc diễn ra vào thời gian nào?

A:

1966-1971.

B:

1967-1970.

C:

1966-1976.

D:

1967-1968.

Đáp án: C

12.

Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại là các cuộc chiến tranh nào ?

A:

Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp

B:

Đấu tranh giữa các nước đế quốc

C:

Đấu tranh của công nhân ở các nước chính quốc

D:

Đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít

Đáp án: A

13.

Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam đã thực hiện nhiệm vụ chống

A:

đế quốc và tư sản

B:

phong kiến và tay sai

C:

phong kiến và tư sản

D:

đế quốc và phong kiến

Đáp án: D

14.

Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về căn bản chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa cũ của nó ở Châu Phi?

A:

1960 : "Năm Châu Phi".

B:

1962 : An-giê-ri được công nhận độc lập.

C:

1994 : Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống da đen đầu tiên.

D:

11-1975: Nước Cộng hòa nhân dân Angola ra đời.

Đáp án: D

15.

Nguyên thủ ba quốc gia Liên Xô, Mĩ, Anh đến Hội nghị Ianta (2-1945) với công việc trọng tâm là

A:

nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít

B:

thành lập tổ chức Liên hợp quốc để giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới

C:

phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận

D:

bàn biện pháp kết thúc sớm Chiến tranh thế giới thứ hai

Đáp án: C