Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử CĐ C.nghiệp C.Phả

1.

Văn kiện nào trình bày đầy đủ nhất đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta?

A:

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh

B:

Bản chỉ thị toàn quốc kháng chiến của Ban thường vụ TW Đảng

C:

Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh

D:

Câu A và B đúng

Đáp án: C

2.

Liên Xô chê tạo thành công bom nguyên tử vào năm nào?

A:

1945.

B:

1947.

C:

1949.

D:

1951.

Đáp án: C

3.

Chiến thắng nào được coi là "Trận trinh sát chiến lược" của ta trong kháng chiến chống Mĩ?

A:

Chiến thắng của chiến dịch Tây Nguyên (3.1975).

B:

Chiến thắng của chiến dịch Huế - Đà Nẵng (3.1975).

C:

Chiến thắng Phan Rang (4.1975).

D:

Chiến thắng Đường 14 – Phước Long (1.1975).

Đáp án: D

4.

Cho các sự kiện:

(1) Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
(2) Đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ
(3) Thực dân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn. Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian từ trước đến sau.

A:

1,2,3. 

B:

3,2,1.

C:

3,1,2.

D:

2,1,3.

Đáp án: B

5.

Vì sao nói cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của ta mang tính chất nhân dân?

A:

 Vì mục đích của cuộc kháng chiến là giành quyền làm chủ về tay nhân dân.

B:

 Vì toàn dân tham gia kháng chiến, trong đó lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.

C:

 Vì nhân dân ta tự vũ trang đứng lên kháng chiến chống Pháp.

D:

 Vì nhân dân quyết tâm kháng chiến chống Pháp.

Đáp án: B

6.

Trước khi chấm dứt Chiến tranh lạnh Liên Xô và Mĩ đã có những hành động gì?

A:

Hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực.

B:

Bước đầu đã có những hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, khoa học kĩ thuật.

C:

Đã tiến hành giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia.

D:

Đã có sự chuyển giao về công nghệ sản xuất vũ khí hiện đại.

Đáp án: B

7.

Nước Pháp gia nhập vào khối thị trường chung Châu Âu vào năm nào?

A:

Năm 1958

B:

Năm 1957

C:

Năm 1978

D:

Năm 1981

Đáp án: B

8.

Sự kiện nào sau đây đã chi phối mối quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX?

A:

Sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).

B:

Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.

C:

Sự ra đời và hoạt động của Liên Hợp Quốc.

D:

Chiến tranh lạnh.

Đáp án: D

9.

Vì sao binh lính ở Thái Nguyên lại khởi nghĩa vào năm 1917?

A:

Vì thực dân Pháp sơ hở.

B:

Vì có sự tiếp xúc bí mật giữa những người tù chính trị với những binh lính làm việc trong nhà tù.

C:

Vì sự bất bình của binh lính khi bị ép đi lính cho Pháp.

D:

Vì có sự động viên của các gia đình binh lính.

Đáp án: B

10.

Vì sao Đảng lại thi hành ngay 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh vào năm 1941?

A:

Vì để động viên nhân dân tham gia Việt Minh

B:

Vì cần tập dượt sự lãnh đạo của Đảng.

C:

Vì cần để nhân dân hiểu và tham gia Việt Minh.

D:

Vì nhu cầu tích trữ lương thực chuẩn bị Tổng khởi nghĩa.

Đáp án: C

11.

Một trong những ý nghĩa quan trọng của cuộc chiến đấu ở các đô thị là

A:

đánh dấu sự trưởng thành của quân đội ta

B:

tạo điều kiện cho cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài

C:

đưa cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới

D:

đảm bảo an toàn cho việc chuyển quân của ta

Đáp án: B

12.

Để đẩy lùi nạn đói, biện pháp nào là quan trọng nhất?

A:

Lập hủ gạo tiết kiệm

B:

Tổ chức ngày đồng tâm để có thêm gạo cứu đói

C:

Tăng cường sản xuất

D:

Chia lại ruộng đất cho nông dân theo quy tắc công bằng và dân chủ

Đáp án: C

13.

Nội dung nào sau đây được xem như là một “thiết chế” của Trật tự hai cực Ianta?

A:

Phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước tư bản phương Tây

B:

Sự phát triển và vươn lên của cực Tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu

C:

Sự suy yếu và sụp đổ của cực Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu

D:

Một số nước sau khi giành độc lập bị cuốn theo một trong hai cực Ianta

Đáp án: A

14.

Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929), thực dân Pháp mở rộng ngành công nghiệp chế biến ở Việt Nam?

A:

Nguồn nguyên liệu sẵn có, nhân công dồi dào

B:

Đây là ngành kinh tế chù đạo của Việt Nam

C:

Đây là ngành kinh tế duy nhất thu nhiều lợi nhuận

D:

Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào công nghiệp

Đáp án: A

15.

Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương

A:

hòa hoãn, nhân nhượng với thực dân Pháp và Trung Hoa Dân quốc

B:

đấu tranh vũ trang chống quân Trung Hoa Dân quốc và quân Pháp

C:

hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc và kháng chiến chống Pháp

D:

đấu tranh vũ trang với quân Trung Hoa Dân quốc và hòa với Pháp

Đáp án: C