Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT số 1 Mường Khương

1.

Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam trong giai đoạn 1919-1925 là gì?

A:

Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai.

B:

Mâu thuẫn giữa tư sản Việt Nam và tư bản Pháp.

C:

Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

D:

Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta và thực dân Pháp.

Đáp án: A

2.

Nguyên nhân nào dưới đây có tính chất quyết định nhất đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp

A:

Sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân

B:

Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh

C:

Tình đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương

D:

Toàn quân, toàn dân ta đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu

Đáp án: B

3.

Trước sự bành trướng của phe phát xít, thái độ của Liên Xô như thế nào?

A:

Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù, chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp.

B:

Thi hành đạo luật trung lập với các hoạt động quân sự.

C:

Tích cực đứng lên chống phát xít Đức.

D:

Kí với Đức bản Hiêp ước Xô - Đức không xâm phạm lẫn nhau 23/8/1939.

Đáp án: A

4.

Yếu tố nào sau đây không thuộc đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học, kĩ thuật lần 2?

A:

Chế tạo ra công cụ sản xuất mới như máy tính, máy tự động

B:

Mọi phát minh đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học

C:

Thời gian từ phát minh đến ứng dụng được rút ngắn

D:

Chuyển từ vĩ mô sang vi mô

Đáp án: A

5.

Người đã khởi xướng đường lối cải cách - mở cửa ở Trung Quốc là ai?

A:

Đặng Tiểu Bình

B:

Lưu Thiếu Kỳ

C:

Mao Trạch Đông

D:

Tôn Trung Sơn

Đáp án: A

6.

Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đi đầu trong lĩnh vực nào?

A:

 Sản xuất nông nghiệp.

B:

 Công nghiệp nhẹ.

C:

 Công nghiệp vũ trụ.

D:

 Công nghiệp nặng.

Đáp án: C

7.

Để bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, ngày 6-1-1946, chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa tổ chức 

A:

cuộc bầu cử hội đồng nhân dân các cấp. 

B:

thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến. 

C:

cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội. 

D:

thành lập Úy ban hành chính các cấp. 

Đáp án: C

8.

Chính quyền cách mạng ở Nghệ-Tĩnh được gọi là chính quyền Xô viết vì:

A:

Chính quyền đầu tiên của công nông.

B:

Chính quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo.

C:

Hình thức của chính quyền theo kiểu Xô viết (Nga).

D:

Hình thức chính quyền theo kiểu nhà nước mới.

Đáp án: C

9.

Sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến của phong trào công nhân Việt Nam từ đấu tranh tự phát sang tự giác?

A:

Bãi công của công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn

B:

Bãi công của công nhân viên chức các sở công thương của Pháp ở Bắc Kì năm 1922

C:

Bãi công của công nhân nhà máy dệt Nam Định năm 1924

D:

Bãi công của công nhân xưởng máy Ba Son – Sài Gòn 8/1925

Đáp án: D

10.

Lực lượng lao động nước ta năm 2015 là 53,98 triệu người phân theo các khu vực kinh tế lần lượt là khu vực 1: 23, 26 triệu người; khu vực 2: 12,02 triệu người; khu vực 3: 18,70 triệu người. Tỉ lệ lao động phân theo khu vực lần lượt là:

A:

44,1%; 23%; 33,9%.

B:

43,0%; 22,5%; 33,9%.

C:

43,1%; 22,3%; 34,6%.

D:

44,1%; 24,3%; 33,9%.

Đáp án: C

Áp dụng công thức tính tỉ trọng trong 1 tổng = giá trị thành phần / Tổng *100 (%)

Tỉ lệ lao động khu vực I là 23, 26 / 53,98 *100   = 43,1%.

Tỉ lệ lao động khu vực II là 12,02 /53,98 *100   = 22,3%.

Tỉ lệ lao động khu vực III là 18,70 /53,98 *100   = 34,6%.

11.

Nội dung nào dưới đây là sự khái quát về chính, sách đối ngoại của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX?

A:

Giúp đỡ các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩ

B:

Chổng lại âm mưu gây chiến cùa các thế lực thù địch

C:

Bảo vệ hòa bình, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới

D:

ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

Đáp án: C

12.

Nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là gì?

A:

Mục tiêu thành lập ban đầu là trở thành một liên minh kinh tế, văn hóa, chính trị để thoát khỏi sự chi phối, ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.

B:

Thành lập khi bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế, trở thành những quốc gia độc lập, tự chủ, có nhu cầu liên minh, hợp tác.

C:

Ban đầu khi mới thành lập chỉ có 6 nước thành viên

D:

Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động, có địa vị quốc tế cao.

Đáp án: B

Phương pháp: so sánh Cách giải:

Nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là: Thành lập khi bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế, trở thành những quốc gia độc lập, tự chủ, có nhu cầu liên minh, hợp tác.

13.

Hội nghị ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII đã xác định mâu thuẫn cơ bản trong long xã hội Việt Nam là gì?

A:

Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp.

B:

Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Pháp-Nhật.

C:

Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

D:

Mâu thuẫn giữa nhân ta với phát xít Nhật và phong kiến tay sai.

Đáp án: B

14.

Bước 1 của  kế hoạch Nava từ thu đông 1953 và xuân 1954 sẽ giữ vững phòng ngự chiến lược ở đâu?

A:

Miền  Bắc

B:

Miền Nam

C:

Cả  hai miền Nam –Bắc

D:

Tây Bắc

Đáp án: A

15.

Hiến pháp thứ 2 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã được công bố ngày tháng năm nào?

A:

5/9/1960.

B:

1/1/1960.

C:

2/1/1961

D:

11/1/1959.

Đáp án: B