Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT số 4 Văn Bàn

1.

Quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam lần đầu tiên được một hiệp định quốc tế công nhận là:

A:

 Hiệp định Ianta 1945

B:

Hiệp định Sơ bộ 1946

C:

Hiệp định Giơnevơ 1954

D:

Hiệp định Paris năm 1973

Đáp án: C

2.

Trong số 3 chương trình kinh tế của kế hoạch 5 năm (1986-1990), chương trình nào được đưa lên hàng đầu?

A:

Hàng tiêu dùng.(2)

B:

Lương thực, thực phẩm.(1)

C:

Câu (1) và (2) đúng

D:

Hàng xuất khẩu.(3)

Đáp án: B

3.

Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX?

A:

Do thực dân Pháp lúc bấy giờ còn rất mạnh.

B:

Sự phân hóa trong nội bộ triều đình nhà Nguyễn.

C:

Dựa vào tầng lớp văn thân, sĩ phu, ít dựa vào quần chúng nhân dân.

D:

Hệ tư tưởng phong kiến đã lỗi thời, kìm hãm sự sự phát triển xã hội.

Đáp án: D

4.

Trong các nguyên nhân sau nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930- 931

A:

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933

B:

Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái

C:

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công nhân và nông dân đứng lên chống đế quốc và phong kiến

D:

Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với nông dân

Đáp án: C

5.

Những quốc gia nào là "con rồng" kinh tế châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A:

Hồng Công, Ma Cao, Xingapo, Hàn Quốc

B:

Hồng Công, Đài Loan, Xingapo, Hàn Quốc

C:

Hồng Công, Nhật Bản, Xingapo, Hàn Quốc

D:

Ma Cao, Nhật Bản, Xingapo, Hàn Quốc

Đáp án: B

6.

Nhiệm vụ cách mạng được Đảng ta xác định trong thời kì 1936-1939 là gì?

A:

Đánh đuổi đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập.

B:

Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho dân cày.

C:

Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hào bình.

D:

Tất cả đều đúng.

Đáp án: C

7.

Quốc gia và vùng lãnh thổ nào ở Đông Bắc Á được mệnh danh là "rồng kinh tế" của châu Á?

A:

Hàn Quốc, Hồng Kông, Triều Tiên

B:

Nhật Bản, Hồng Kông, Triều Tiên

C:

Hàn Quốc, Ma Cao, Triều Tiên

D:

Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan

Đáp án: D

8.

Tháng 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập là biểu hiện rõ nét của xu thế nào?

A:

Toàn cầu hóa

B:

Hòa hoãn Đông - Tây

C:

Đa cực, nhiều trung tâm

D:

Liên kết khu vực.

Đáp án: D

9.

Đội Cứu quốc quân ra đời là sự kết hợp giữa hai tổ chức vũ trang nào?

A:

Đội du kích Bắc Sơn và đội du kích Ba Tơ.

B:

Đội du kích Bắc Sơn và đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

C:

Đội du kích Bắc Sơn và đội Việt Nam giải phóng quân.

D:

Đội du kích Bắc Sơn và đội du kích Thái Nguyên.

Đáp án: C

10.

Đâu là mâu thuẫn chủ yếu nhất trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai?

A:

Vô sản -  tư sản.

B:

Nông dân – địa chủ phong kiến.

C:

Tư sản dân tộc – thực dân Pháp.

D:

Dân tộc Việt Nam – thực dân Pháp.

Đáp án: D

11.

Ngay từ năm 1936, Đảng ta đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi là gì?

A:

Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương

B:

Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương

C:

Mặt trận dân chủ Đông Dương

D:

Mặt trận Việt Minh

Đáp án: B

12.

Nội dung nào phản ánh không đúng ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần vương (1885 - 1896)?

A:

Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam.

B:

Chứng tỏ sự thất bại của con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến.

C:

Làm chậm quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.

D:

Thể hiện ý chí đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân.

Đáp án: C

13.

Thực dân Pháp đã đối xử với giai cấp tư sản Việt Nam như thế nào?

A:

Được thực dân Pháp dung dưỡng.

B:

Bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm.

C:

Bị thực dân Pháp bóc lột nặng nề.

D:

Được thực dân Pháp cho hưởng đặc quyền, đặc lợi.

Đáp án: B

14.

Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở VN 1929 có sự hạn chế gì?

A:

Nội bộ những người cộng sản VN chia rẽ, mất đoàn kết ngăn cản sự phát triển của cách mạng Việt Nam.

B:

Phong trào cm VN có nguy cơ thụt lùi

C:

Phong trào cm VN phát tiển chậm lại

D:

Kẻ thù lợi dụng để đàn áp cách mạng

Đáp án: A

15.

Tên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời trong thời điểm lịch sử nào?

A:

Trong Hội nghị toàn quốc diễn ra từ ngày 13 đến 15/8/1945

B:

Trong khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội

C:

Trong Đại hội quốc dân Tân Trào (16 đến 18/8/1945)

D:

Trong tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945

Đáp án: C