Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT số 2 Văn Bàn

1.

Hãy điền các từ đúng vào các câu sau đây: “Bằng việc kí Hiệp định Sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14- 9-1946, chúng đã đập tan âm mưu của………..để chống lại ta”.

A:

Đế quốc Mĩ cấu kết với Tưởng

B:

Đế quốc Pháp cấu kết với Tưởng

C:

Tưởng cấu kết với Pháp

D:

Đế quốc Pháp cấu kết với Anh

Đáp án: B

2.

Tháng 12/1989 diễn ra sự kiện gì trong chính sách đối ngoại của Mĩ và Liên Xô ?

A:

Mĩ và Liên Xô ký hiệp ước Xô-Mĩ để chấm dứt chạy đua vũ trang

B:

Mĩ và Liên Xô hợp tác với nhau để chống lại Tây Âu và NB

C:

Mĩ và Liên Xô tuyên bố không can thiệp vào lãnh thổ của nhau

D:

Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh

Đáp án: D

3.

Chiến thắng nào của quân ta đã giữ vững hành lang chiến lược cách mạng Đông Dương?

A:

 Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

B:

 Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

C:

 Quân đội Việt-Campuchia đập tan hành quân xâm lược Campuchia năm 1970 của Mĩ và quân đội Sài Gòn.

D:

 Quân đội Việt-Lào đập tan hành quân Lam Sơn 719 xâm lược Lào năm 1971 của Mĩ và quân đội Sài Gòn.

Đáp án: D

4.

Đâu là đặc điểm của mối quan hệ giữa ASEAN và ba nước Đông Dương trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1975?

A:

 Giúp đỡ nhân nhân ba nước Đông Dương kháng chiến chống Mĩ

B:

 Chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại

C:

 Đối đầu căng thẳng

D:

 Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học

Đáp án: C

5.

Tại sao nói phong trào Dân chủ 1936 –1939 đã chuẩn bị lực lượng cho cách mạng tháng Tám năm 1945?

A:

Vì qua phong trào các lực lượng cách mạng đã hình thành.

B:

Vì với nhiều hình thức đấu tranh phong phú đã giác ngộ được đông đảo quần chúng cách mạng.

C:

Vì qua phong trào lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang trưởng thành.

D:

Vì qua phong trào quần chúng đã tích cực tham gia vào các tổ chức của Đảng.

Đáp án: B

6.

Dựa vào yếu tố nào Mĩ có thể tăng năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu sản xuất?

A:

Nguồn ngân sách Nhà nước.

B:

Nguồn vốn của Mĩ.

C:

Cách mạng khoa học – kĩ thuật.

D:

Các cơ hội từ bên ngoài.

Đáp án: C

7.

Trận đọ sức giữa bộ đội chủ lực ta và quân viễn chinh Mĩ ở Vạn Tường (Quảng Ngãi) diễn ra vào thời gian nào?

A:

16-8-1965.

B:

18-8-1965.

C:

18-6-1965.

D:

16-5-1965.

Đáp án: B

8.

Những người đúng ra thành lập Việt Nam quốc dân đảng là ai

A:

Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khác Nhu, Tôn Trung Sơn

B:

Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính

C:

Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Nguyễn Phan Long

D:

Nguyễn Thái Học, Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu, Phó Đức Chính

Đáp án: B

9.

Điều kiện tiên quyết nhất đưa đến sự thành lập tổ chức ASEAN năm 1967 là các quốc gia thành viên

A:

đều có nền kinh tế phát triển.

B:

đều giành được độc lập

C:

đều có chế độ chính trị tương đồng

D:

đều có nền văn hóa dân tộc đặc sắc.

Đáp án: B

10.

Từ đầu 1973 đến nay cuộc cách mạng nào được nâng lên vị trí hàng đầu?

A:

Cách mạng trắng trong nông nghiệp

B:

Cách mạng công nghệ

C:

Cách mạng công nghiệp 

D:

Cách mạng xanh trong nông nghiệp

Đáp án: B

11.

Nhân tố chi phối quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX là 

A:

xu thế liên minh kinh tế khu vực và quốc tế. 

B:

sự phân hóa giữa các quốc gia phát triển và chậm phát triển. 

C:

chiến tranh lạnh.

D:

sự cạnh tranh quyết liệt về thị trường và thuộc địa giữa các nước tư bản. 

Đáp án: C

12.

Trong thời kì 1954-1975, phong trào nào là mốc đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

A:

“Đồng khởi”.

B:

 Phá “ấp chiến lược”

C:

 “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”

D:

 “Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”

Đáp án: A

13.

Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia

A:

phong kiến độc lập, có chủ quyền

B:

thuộc địa

C:

phong kiến lệ thuộc vào nước ngoài

D:

nửa thuộc địa nửa phong kiến

Đáp án: A

14.

Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra chủ trương chuyển hướng đấu tranh trong những năm 1936-1939 căn cứ vào 

A:

Chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của Pháp. 

B:

Phong trào đấu tranh của quần chúng cách mạng trong nước. 

C:

Nghị quyết của Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương. 

D:

Tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản và căn cứ vào tình hình cụ thể ở Việt Nam. 

Đáp án: D

15.

Hội nghị lần 6 (11-1939) của Ban chấp hành Trung ương đảng đã xác đinh nhiêm vụ của cách mạng Đông Dương lúc này là gì?

A:

Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp lên hang đầu.

B:

Chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh.

C:

Đăt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hang đầu và cấp bách.

D:

Tất cả nhiệm vụ trên.

Đáp án: C