Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT số 1 Văn Bàn

1.

Ý đồ chiến lược của Mĩ khi can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương (1945-1954) là gì?

A:

Khẳng định vị thế của nước Mĩ

B:

Chia cắt lâu dài nước Việt Nam

C:

Giúp Pháp kéo dài và mở rộng chiến tranh

D:

Nắm quyền điều khiển chiến tranh Đông Dương

Đáp án: D

2.

Yếu tố nào được xem là "xương sống" của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ ở Miền Nam Việt Nam?

A:

Cố vấn Mĩ

B:

Ấp chiến lược

C:

Ngụy quyền

D:

Ngụy quân

Đáp án: B

3.

Xô - Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 vì:

A:

đã làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến trên cả nước ta

B:

đánh đổ hoàn toàn thực dân Pháp và phong kiến tay sai

C:

đây là một hình thức chính quyền kiểu mới, do dân, của dân, vì dân

D:

khẳng định quyền làm chủ ruộng đất của nông dân

Đáp án: C

4.

Giai cấp tư sản Việt Nam đã bị phân hóa như thế nào trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp?

A:

Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp.

B:

Tư sản công thương và tư sản mại bản.

C:

 Tư sản công nghiệp và tư sản thương nghiệp.

D:

Tư sản dân tộc và tư sản mại bản.

Đáp án: D

5.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ do giai cấp nào lãnh đạo?

A:

Giai cấp tư sản.

B:

Giai cấp vô sản.

C:

Giai cấp địa chủ phong kiến.

D:

Giai cấp nông dân.

Đáp án: A

6.

Cuộc nội chiến lần thứ tư (1946-1949) ở Trung Quốc nổ ra là do:

 

A:

Đảng Cộng sản phát động.

 

B:

Tập đoàn phản động Tưởng Giới Thạch phát động, có sự giúp đỡ của đế quốc Mĩ.

 

C:

Đế quốc Mĩ giúp đỡ Quốc dân đảng.

 

D:

Quốc dân đảng câu kết với bọn phản động quốc tế.

 

Đáp án: B

 

 

7.

Năm 1997, ASEAN đã kết nạp thêm các thành viên nào?

A:

Lào, Việt Nam.

B:

Cam-pu-chia, Lào.

C:

Lào, Mi-an-ma.

D:

Mi-an-ma, Việt Nam.

Đáp án: C

 

 

8.

Ý nào sau đây không phải là nội dung đường lối cải cách – mở cửa của Trung Quốc?

A:

Tăng cường quốc phòng an ninh. 

B:

Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.

C:

Tiến hành cải cách và mở cửa. 

D:

Chuyển sang kinh tế thị trường XHCN. 

Đáp án: A

9.

Chính sách kinh tế mới ra đời khi nước Nga Xô viết

A:

bị các nước đế quốc bao vây kinh tế.

B:

đã hoàn thành cải cách ruộng đất.

C:

bước vào thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn.

D:

bước vào thời kỳ ổn định kinh tế, chính trị.

Đáp án: C

10.

Sau hiệp định Giơ- ne-vơ 1954 về Đông Dương, Mĩ đã nhanh chống hất cẳng Pháp dựng nên chính quyền tay sai ở miền Nam, đó là:

A:

Chính quyền Bảo Đại.

B:

Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.

C:

Chính quyền Ngô Đình Diệm

D:

Chính quyền Trần Trọng Kim.

Đáp án: C

11.

Mĩ dựa vào thế lực nào là chủ yếu để thực hiện “ chính sách thực lực”?

A:

Thế lực về kinh tế

B:

Thế lực về chính trị

C:

Thế lực về sức mạnh của Mĩ

D:

Tất cả các thế lực trên

Đáp án: C

12.

Bối cảnh lịch sử nào quyết định việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?

A:

Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ

B:

Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước Việt Nam

C:

Các tư tưởng cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta

D:

Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát

Đáp án: D

13.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô xây dựng đất nước trong hoàn cảnh

A:

là quốc gia có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới.

B:

đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

C:

đất nước không bị chiến tranh tàn phá.

D:

thu lợi nhuận lớn nhờ buôn bán vũ khí

Đáp án: B

14.

Nội dung nào sau đây phản ánh đầy đủ những khó khăn cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A:

 Thù trong, giặc ngoài: nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính và nguy cơ ngoại xâm,...

B:

 Nạn đói, nạn dốt, hạn hán và lũ lụt.

C:

 Sự chống phá của bọn phản cách mạng Việt Quốc, Việt Cách.

D:

 Quân Pháp tấn công Nam Bộ.

Đáp án: A

15.

Nước Pháp gia nhập vào khối thị trường chung Châu Âu vào năm nào?

A:

Năm 1958

B:

Năm 1957

C:

Năm 1978

D:

Năm 1981

Đáp án: B