Danh sách bài viết

Mụn trứng cá có thể giúp làm chậm các dấu hiệu lão hóa

Sinh học

Các nhà khoa học tại Đại học Hoàng gia London cho biết những người trước đây từng bị mụn trứng cá có thể có các đoạn telomere (trình tự lặp lại DNA ở các đầu mút của nhiễm sắc thể) trong tế bào bạch cầu dài hơn, nghĩa là tế bào của họ có thể được bảo vệ tốt hơn và chống lại lão hoá. Telomere là trình tự nucleotide lặp lại ở đầu mút của nhiễm sắc thể, có vai trò bảo vệ các nhiễm sắc thể khỏi bị dính vào nhau trong quá trình phân bào. Tuổi càng cao thì các đoạn telomere này càng co lại và ngắn dần đi, thậm chí dẫn tới quá trình chết của tế bào, đây là một phần trong quá trình

Thiết kế mô hình hàng rào máu não invitro

Sinh học

Để có được mô hình phù hợp, có thể là 3 chiều - 3D hoặc 2 chiều - 2D, phải trải qua thử nghiệm trên nhiều nguồn tế bào, nhiều loại tế bào và các điều kiện nuôi cấy khác nhau. Não được bảo vệ bởi hàng rào máu não – blood brain barrier, chứa các tế bào như tế bào thần kinh đệm hình sao - astrocyte, tế bào ngoại mạch - pericyte, tế bào nội mô – endothelial cell nằm trên mao mạch não. Các tế bào này sản sinh ra các protein liên kết với nhau tạo thành một rào chắn điện trở cao, cùng với một loạt các protein vận chuyển

Nghiên cứu mới tiết lộ sự giảm biểu hiện của một loại enzyme quan trọng ở những người nghiện rượu

Sinh học

Đối với những người nghiện rượu, việc tự chủ trước ham muốn uống rượu và làm chủ được hành vi của mình là rất khó khăn, đến nay các cơ sở sinh hoá, sinh lý giải cho điều này thì vẫn chưa được hiểu rõ. Tư duy của con người được điều khiển bởi não bộ, vì vậ

Tia hy vọng mới trong cuộc chiến chống lão hóa

Sinh học

Phát hiện gần đây của các nhà nghiên cứu tại Đại học Nottingham cho biết một loại protein được tìm thấy trong ty thể- nhà máy năng lượng của tế bào- có thể là chìa khóa để kìm hãm sự tác động của thời gian đối với cơ thể. Khám phá này đề ra mục tiêu mới tìm kiếm các loại thuốc giúp làm chậm sự lão hóa.

Tế bào gốc thần kinh tiết lộ cách virus Zika gây tật đầu nhỏ và thuốc điều trị tiềm năng

Sinh học

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại đại học Yale đã phát hiện ra việc nhiễm virus Zika (ZIKV) sẽ làm dừng sự phân chia của các tế bào gốc thần kinh trong não người đang phát triển, do đó gây ra dị tật đầu nhỏ bẩm sinh. Do các ZIKV đã thay đổi một protein quan trọng cần thiết trong sự phân chia tế bào gốc thần kinh. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các đồng đẳng của nucleoside (NA – nucleoside analog) có tác dụng kháng virus - bao gồm cả các loại thuốc Sofosbuvir được FDA phê chuẩn (thường được sử dụng để điều trị nhiễm virus viêm gan C) và ức chế sự sao chép của ZIKV, bảo vệ tế bào gốc thần kinh người. Ý tưởng đằng sau nghiên cứu này là gì?

Phát triển liệu pháp miễn dịch mới không gây độc cho điều trị ung thư vú

Sinh học

Việc phát triển một liệu pháp miễn dịch đặc hiệu khối u hiệu quả, không gây độc là mục tiêu duy nhất trong cuộc chiến chống ung thư, đặc biệt là trong di căn. Trongnghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of the American Chemical Society ngày 2/12/2016, các nhà nghiên cứu đã phát triển hạt nano ZnP@pyro gây đáp ứng miễn dịch và không có tính độc nhằm điều trị hiệu quả di căn ung thư vú bằng cách kết hợp liệu pháp quang động (Photodynamic therapy - PDT) và liệu pháp miễn dịch khóa các điểm kiểm soát(Checkpoint blockade-based immunotherapies).

Máy thổi khô mẫu bằng khí nitơ MGS-2200 EYELA - Nhật Bản

Sinh học

Các nhà nghiên cứu từ Australian Institute of Tropical Health and Medicine (AITHM) tại Đại học James Cook đã phát hiện một phân tử được tạo ra bởi sán lá gan Đông Nam Á có thể là giải pháp cho các vết thương hở khó lành (nonhealing wounds). Việc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương sẽ mở ra cơ hội mới nhằm chăm sóc cho những người bệnh tiểu đường và những bệnh nhân nằm liệt giường. Phát hiện này hứa hẹn có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả chăm sóc lâu dài đối với bệnh nhân.

Bức tranh sặc sỡ được tạo bởi các vi khuẩn E. coli nhạy sáng

Sinh học

ác vi khuẩn được biến đổi di truyền nhạy cảm với ánh sáng đỏ, xanh lục và xanh dương có khả năng tạo ra những bức tranh mà chúng ta có thể “nhìn” thấy được.

Xác định được 6 500 gen cho thấy sự khác biệt đặc thù giữa nam và nữ

Sinh học

Giữa nam và nữ có sự phân biệt rõ ràng cũng như mờ nhạt bao gồm tỉ lệ mắc một số bệnh đặc thù, hay một số trường hợp cũng chung phản ứng thuốc điều trị. Tuy nhiên, một sự thật cho thấy giữa nam và nữ vẫn có sự hòa hợp quan trọng về tình dục. Vậy đâu là nguyên nhân cho thấy sự khác biệt cũng như sự hòa hợp ở trên? Mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Weizmann đã khám phá ra hàng ngàn gen người, là những gen biểu hiện, có khả năng sao chép tạo ra các protein đặc thù tạo nên sự khác biệt ở hai giới tính. Các phát hiện của họ cho thấy những đột biến gây hại ở gen có xu hướng tích tụ trong cơ thể với tần số tương đối cao đồng thời cũng giải thích được nguyên nhân tại sao của tình trạng này. Bản đồ chi tiết các gen này đã được báo cáo trên trang BMC Biology đồng thời cũng cho thấy giữa nam và nữ đã trải qua một sự tiến hóa riêng biệt nhưng cũng có kết nối với nhau.

Huyết tương dây rốn có khả năng chống lão hóa

Sinh học

Một loại protein được tìm thấy trong huyết tương ở dây rốn của trẻ sơ sinh có khả năng cải thiện chức năng não ở những con chuột già. Đây là lần đầu một loại protein của người được chứng minh có tác động như vậy. Phát hiện nói trên được công bố trên tờ Nature hôm 19/4.

Các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc tạo ra loại virus mới tấn công khối u

Sinh học

Gần đây, một nghiên cứu mới của các nhà khoa học đến từ tại viện Nghiên cứu Y sinh IDIBAPS và viện Nghiên cứu Y sinh học (IRB Barcelona) đã thành công trong việc tạo ra một loại virus biến đổi gen mới để tấn công các tế bào khối u ung thư mà không gây ảnh hưởng tới các mô khỏe mạnh khác trong cơ thể. Nghiên cứu này cũng nằm trong một phần dự án nghiên cứu của Tiến sĩ Eneko Villanueva và đồng tác giả Cristina Fillat, người đứng đầu Nhóm Điều trị Ung thư tại IDIBAPS và Raúl Méndez, nhà nghiên cứu ICREA tại IRB Barcelona. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communication ngày 16/3/2017.

Tinh trùng trở thành vũ khí hiệu quả chống lại ung thư phụ khoa ở nữ giới

Sinh học

Như chúng ta đã biết, việc đưa một lượng chất độc vào cơ thể dù đúng vào vị trí cần thiết của khối u nhưng vẫn gây hại đến các cơ quan khác. Do đó, đây luôn là trở ngại lớn đối với các y bác sỹ và các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, mới đây, các nhà khoa học tại Viện Nano khoa học tích hợp và Đại học Công nghệ Chemnitz (Đức) đã tìm ra cách thức dẫn thuốc phù hợp với môi trường khắc nghiệt ở âm đạo, tử cung, cổ tử cung và ống dẫn trứng, từ đó làm tăng hy vọng chữa được ung thư tại các cơ quan sinh sản này.

Nghiên cứu mới cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa bộ não nam và nữ

Sinh học

Liệu ngoài sự khác biệt dễ nhận thấy như tóc, gương mặt và cơ quan sinh dục thì ở nam giới và nữ giới bộ não còn khác biệt như thế nào? Câu hỏi này rất khó để trả lời, gây tranh cãi mạnh mẽ vì khó để tìm ra một đáp án chung. Mới đây, một nghiên cứu mới nhất về hình ảnh não bộ cho thấy có những nét tương đồng cũng như khác biệt giữa bộ não của nam và nữ. Công trình này một lần nữa đặt ra nhiều câu hỏi, quan điểm mới về sự khác biệt giữa não bộ với giới tính cũng như ảnh hưởng tới sự thông minh và hành vi của mỗi con người.

Các nhà nghiên cứu đã xác định được sự tương tác nguy hiểm giữa các protein với tế bào ung thư di căn

Sinh học

Các nhà nghiên cứu ở Viện Mayo Clinic đã chính thức xác định được sự tương tác giữa các protein với việc phát triển các tế bào ung thư di căn. Nhóm cho rằng phát hiện này đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu rõ hơn về cách mà ung thư phát triển trong các khối u ác tính bao gồm các bệnh ung thư như ung thư vú, tuyến tiền liệt, tuyến tụy, đại tràng, phổi thậm chí là ung thư da. Nghiên cứu được xuất bản trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.

Tìm ra cách mới đo nồng độ protein phản ứng C trong máu giúp chẩn đoán, điều trị bệnh trầm cảm

Sinh học

Lần đầu tiên các bác sĩ có thể xác định được loại thuốc nào nào để kê toa chữa trị bệnh nhân mắc chứng trầm cảm qua một phương pháp y học mới vượt ra khỏi khuôn khổ thay vì chỉ dùng một số loại thuốc chống trầm cảm thường dùng trong y học.

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở trẻ em tăng 13% trên toàn thế giới

Sinh học

Theo dữ liệu từ bộ phận theo dõi ung thư của WHO, số trẻ em mắc bệnh ung thư đã tăng 13% trong vòng 20 năm qua.

Lần đầu tiên các nhà khoa học tạo thành công các sinh vật mới với bộ mã di truyền 6-ký tự

Sinh học

Các nhà khoa học đã thành công trong việc tạo ra sinh vật “bán tổng hợp” đầu tiên - vi khuẩnE.Coli chứa bộ mã di truyền mở rộng gồm sáu chữ cái.

Các nhà khoa học tiết lộ các loại tế bào não mới ở người

Sinh học

Các nhà thần kinh học đã khám phá ra một cách phân loại các tế bào thần kinh ở mức độ phân tử. Điều này giúp các nhà khoa học tạo ra một “danh sách các phần” của não bộ và có thể đưa ra các phương pháp nhằm cải thiện chức năng của chúng.

FDA phê chuẩn liệu pháp gen đầu tiên tại Mỹ, trị giá 475 000 USD

Sinh học

Liệu pháp tế bào T - CAR đã được phê chuẩn để điều trị bệnh Bạch cầu tăng lymphô bào B cấp tính (B-cell acute lymphoblastic leukemia) ở một số đối tượng trẻ em và người trẻ tuổi.

Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu tạo ra được các tế bào gốc máu sinh trưởng trong ống nghiệm

Sinh học

Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên đã thành công tạo ra các tế bào gốc máu trong các thiết lập phòng thí nghiệm trong hai thí nghiệm riêng biệt. Các loại tế bào này được tìm thấy ở tủy xương và có thể trở nên thiếu hụt ở các bệnh như bệnh bạch cầu và thậm chí bởi cả các phương pháp điều trị cho các bệnh này ví dụ như phương pháp hóa trị.

Bốn loại tế bào máu mới được phát hiện ở người

Sinh học

Cơ thể con người là hệ thống sinh học được nghiên cứu nhiều nhất từ trước tới nay. Vừa qua, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra bốn loại tế bào máu mới mà trước giờ chúng ta chưa biết về sự tồn tại của chúng.

Phôi nhân tạo đầu tiên được làm từ các tế bào gốc

Sinh học

Các nhà nghiên cứu đã báo cáo về sự phát triển của phôi chuột sử dụng hai loại tế bào gốc sớm.

Sản xuất máu - Vai trò mới của phổi

Sinh học

Một nghiên cứu mới cho thấy hầu hết các tế bào phổi trong chuột có khả năng sản xuất ra các tiểu cầu trong máu và có thể góp phần bổ sung các tế bào tạo máu trong tủy xương.

Lần đầu tiên trên thế giới tế bào gốc được cấy ghép giữa hai người

Sinh học

Vào ngày 28/3 vừa qua, một người đàn ông Nhật Bản 60 tuổi đã trở thành người đầu tiên tiếp nhận các tế bào có nguồn gốc từ tế bào gốc đa tiềm năng cảm ứng (pluripotent stem (iPS)) từ một người hiến tặng.

Điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc đã được chứng minh an toàn, nhưng liệu nó có thực sự hiệu quả?

Sinh học

Mới đây, một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản công bố kết quả tạm thời của thử nghiệm sử dụng tế bào gốc đa tiềm năng cảm ứng (induced pluripotent stem - iPS) để thay thế mô mắt bị hỏng do bệnh thoái hóa điểm vàng (AMD) gây ra, kết quả được đăng trên tạp chí The New England Journal of Medicine ( NEJM ). Tuy nhiên, ngoài dự đoán, kết quả cho thấy phương pháp đã không cải thiện được nhiều thị lực cho bệnh nhân, nhưng nó cũng góp phần ngăn chặn rất tốt căn bệnh này. Công bố kết quả tại hội nghị, nhóm nghiên cứu cho rằng đây là một cột mốc rất đáng khích lệ trong việc điều trị các tế bào, các mô bị hỏng bằng tế bào gốc lấy từ mô trưởng thành.

Tạo thận người từ công nghệ in 3D sắp trở thành hiện thực

Sinh học

Cứ 10 người thì có 1 người mắc bệnh thận mãn tính và công nghệ mới này sẽ giúpcác bệnh nhân được cấy ghép thận.

COPD – Phổi tắc nghẽn mãn tính

Sinh học

COPD (Chronic obsttructive pulmonary disease) là tên gọi chung một nhóm bệnh ở phổi do tắc nghẽn thông khí gây ra. Đây là bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng không khí trong các đường hô hấp, sự giới hạn này không hồi phục hoàn toàn. Khí phế thũng và bệnh viêm phế quản mạn tính là hai điều kiện chính làm tăng COPD.

  Trang trước  1 2 3 ... , 172 173 174  Trang sau