Danh sách bài viết

Giai thoại về vị Tam giáo Thiền tăng - Phật Ấn Đại sư

Tôn giáo

Phật Ấn thiền sư (1032- 1098) thuộc tông Vân Môn, pháp danh là Liễu Nguyên, người Nhiễu Châu, Phù Lương, từ nhỏ đã đọc thông thạo các kinh điển của Nho học, 3 tuổi có thể đọc thuộc Luận Ngữ, chư gia thi, 5 tuổi thuộc hơn ba ngàn bài, lớn lên lại ham đọc kinh Phật, được gọi là thần đồng.

Đạo Phật - Tôn giáo của biện chứng và khoa học

Tôn giáo

Người ta cho rằng–theo Kinh Phật–ai hiểu được Thập Nhị Nhân Duyên, người đó mới hiểu được Giáo Pháp của Như Lai. Nhưng nếu vị đó không hiểu 12 nhân duyên tức là vị đó chưa hiểu Phật Pháp.

Phật giáo như là một triết học hay là một tôn giáo

Tôn giáo

Trước khi xác định Phật Giáo như là một hệ thống tư tưởng triết học (Buddhism as a philosophy) hay như là một tôn giáo (Buddhism as a religion), chúng ta sẽ tìm hiểu triết học là gì ? và Phật giáo là gì?

Thiền Định và Khoa học Thần Kinh - Khía cạnh khoa học và y học

Tôn giáo

Từ tiếng Pháp "méditation" lấy gốc từ tiếng La tinh "meditatio", bao hàm hành động suy nghĩ, tư duy sâu xa về một đề tài, trầm tư trong một suy nghĩ thâm sâu. Từ này bắt nguồn từ thuật ngữ gốc "bhāvanā" (tiếng Pali và tiếng Phạn), có thể được dịch là "sự vun trồng hay nuôi dưỡng", mang ý nghĩa của một sự chuẩn bị hay một sự phát triển tâm thức, nhờ một số bài tập hằng ngày của tâm thức. Sự thực hành này là một quá trình rèn luyện không ngừng của tâm thức.

Khái niệm Niết bàn trong Phật giáo

Tôn giáo

Niết bàn là khái niệm thể hiện triết lý độc đáo về giải thoát của Phật giáo. Đây là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, giải thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời. Trạng thái này có thể đạt được khi còn đang sống (Hữu dư Niết bàn) hoặc khi đã chết (Vô dư Niết bàn).

Tính nhất quán của Tôn giáo

Tôn giáo

Tôi hy vọng bạn hiểu rõ ý nghĩa đích thực của hai từ “tâm linh”. Nó có nghĩa là tìm kiếm, quan sát, quán chiếu bản chất của tâm. Không có tâm linh ở bên ngoài.

Nguồn gốc và đặc điểm của Phật giáo Mật tông

Tôn giáo

Mật tông là một nền văn hóa đặc sắc của Phật giáo Đại thừa giai đoạn cuối, còn gọi là Mật giáo hoặc Bí mật giáo, Chân ngôn tông, Kim cang thừa, Mật thừa, Quả thừa v.v..

Bước chuyển từ triết lý niệm Phật đến tín ngưỡng niệm Phật

Tôn giáo

Theo giáo lý Tịnh Độ Phật A Di Đà là vị Phật ánh sáng luôn soi chiếu thông suốt mọi cảnh giới, tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh. Đại thừa triển khai chân lý Phật dạy với quan niệm Thế giới quan và Phật đà quan hoàn toàn không bị đóng khung trong quan niệm của Phật giáo Nguyên thủy. Niềm tin trọn vẹn về một bậc thầy giác ngộ viên mãn, đầy đủ oai lực từ bi và trí tuệ. Năng lực của Phật có từ trường rất mạnh đối với tâm thức người quán niệm. Người tu Tịnh Độ, cũng có niềm tin rằng bên ngoài có Phật A Di Đà, bên trong tâm mình có tánh Phật A Di Đà. Khi chưa giác ngộ thì còn bị phiền não che lấp tánh Di Đà, nay niệm Phật là phương tiện tuyệt vời để khôi phục tâm tánh ấy.

Từ Bi Chú – Om Mani Padme Hung

Tôn giáo

Thần chú OM MANI PADME HUNG đôi lúc được giải thích với những ý nghĩa cầu kỳ và thần bí. Tuy nhiên, như chúng ta đã nói, đây đơn giản chỉ là tên của Bố Tát Quan Âm (Chenrezig) được đặt giữa hai âm thanh truyền thống và thiêng liêng, OM và HUNG.

Đôi nét về cuộc đời Đức Phật và sự giáo hóa của Ngài

Tôn giáo

Hôm nay là ngày kỷ niệm đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật đản sanh lần thứ 2541, quý Phật tử về chùa mừng đại lễ Phật đản, để tưởng nhớ đến đức Giáo Chủ của chúng ta, chúng tôi xin được nhắc lại vài nét về cuộc đời và sự giáo hóa của đức Phật.

TÔN GIÁO Ở ẤN ĐỘ (6): ĐẠO SIKH

Tôn giáo

Đạo Sikh do Khải tổ Guru Nanak, một nhà cải cách xã hội sáng lập vào thế kỷ XVI tại Punjab, một bang miền bắc Ấn Độ. Đạo Sikh không có các giáo chức, nhưng trong các gurdivara (đền thờ của đạo Sikh, có nghĩa là cổng vào Guru) thường có những người có khả năng đọc được Sách kinh, gọi là Granthi, đứng ra trông coi việc đạo. Sách kinh cơ bản của đạo Sikh là Adi Granth, thường được gọi là Guru Granth Sahib.

TÔN GIÁO Ở ẤN ĐỘ (4): HỒI GIÁO

Tôn giáo

Đạo Hồi, tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới, có gần 138,2 triệu tín đồ (tức vào khoảng 13,4% dân số theo số liệu thống kê năm 2001) tại Ấn Độ. Điều này làm cho Ấn Độ trở thành quốc gia Hồi giáo lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Indonesia. Các tín đồ Hồi giáo tin vào một vị thần là thánh Allah và hình thành luật lệ trên quyển kinh Coran (Qur’an) và Sunnah, các nguyên tắc thực hành của người đứng đầu giáo phái là nhà tiên tri Muhammad. Các nghi lễ Hồi giáo quan trọng nhất là năm Trụ cột cơ bản của Hồi giáo: tuyên thệ lòng trung thành, cầu nguyện 5 lần mỗi ngày, cho tiền từ thiện, ăn chay và một lần trong đời hành hương đến thánh địa Mecca.

TÔN GIÁO Ở ẤN ĐỘ (2): PHẬT GIÁO

Tôn giáo

Phật giáo có từ 2.500 năm trước được khai sinh vào thời điểm khi quan điểm về luân hồi – vòng tuần hoàn vô tận của sinh, tử và tái sinh – đang lớn mạnh trong đạo Hindu. Phật giáo nhắm vào sự phát triển tinh thần của mỗi cá nhân và cố gắng hiểu thấu các chân lý của cuộc đời. Người sáng lập Phật giáo là Siddhartha Gautama, một hoàng tử trẻ chủ trương sự tinh khiết và điều tốt đẹp như là một cách để thoát khỏi vòng luân hồi.

TÔN GIÁO VÀ NGHI LỄ TẠI CÁC TRIỀU ĐÌNH CỦA ĐẠI VIỆT

Tôn giáo

Xem tôn giáo đơn giản như sự tương tác của thiên nhiên và siêu nhiên, khi đó đâu là vị trí của quốc gia trong mối tương quan này? Nghi lễ đứng ở điểm mấu chốt trong vị thế tôn giáo của quốc gia, tụ hội lại với nhau các thành tố vật thể của tôn giáo, hệ thống tín ngưỡng của giới tinh hoa quốc gia, và vũ trụ như họ nhận thức về nó.

Phật giáo là một tôn giáo hay một triết lý của cuộc sống

Tôn giáo

Phật giáo cũng đã ảnh hưởng mạnh đến tất cả các tôn giáo khác. Nó tác động rất lớn đến Ấn Độ giáo, một tôn giáo có mặt trước thời kỳ Phật giáo xuất hiện. Phật giáo cũng đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Khổng giáo, Lão giáo, Nhất Thần giáo và tất cả các tôn giáo khác ở phương Đông.

Sự phát triển kinh tế nhìn từ triết lý Phật giáo

Tôn giáo

Đạo Phật không ca ngợi sự nghèo khổ, cũng như không phê phán sự giàu có. Bởi vì, giàu nghèo chỉ là phương tiện, chứ không phải là cứu cánh. Cứu cánh là sự an lạc thật sự của thân tâm, chỉ có thể đạt tới được bằng đạo đức và trí tuệ...

Chùa Tây Tạng: Vết chân đầu tiên của Mật tông Việt Nam

Tôn giáo

Mục đích Tây du của sư không chỉ vì sự ham muốn của cá nhân mình, mà chuyến hành hương ấy, còn mang theo cả tâm nguyện của mình cho toàn dân tộc Việt, cho hạnh phúc của chư Tăng và bá tánh nữa. Một lần nữa, ta học nơi đây, hạnh nguyện của một chúng sinh có tuệ giác.

Sự giống nhau và khác nhau giữa tôn giáo với tín ngưỡng, giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan và mối quan hệ giữa chúng

Tôn giáo

Đối với người có đạo, sinh hoạt tôn giáo là công việc hàng ngày của họ. Họ có thể đọc kinh, cầu nguyện trước bàn thờ Phật, bàn thờ Chúa tại nhà, cũng có thể đến chùa, đến nhà thờ hành lễ.

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.2)

Tôn giáo

Sự hưng thịnh của Phật giáo cho đến cuối thế kỷ thứ 14, khi nhà Trần đã suy vong, chắc chắn đã xuất phát từ hệ tư tưởng Cư trần lạc đạo vừa nói. Phật giáo không dành riêng cho một bộ phận những người tu hành, cũng chẳng phải riêng một bộ phận quý tộc hay viên chức nhà nước. Phật giáo là của mọi người, khắp hang cùng ngõ hẻm, ở đâu có nhà dân thì ở đó có chùa Phật, như Lê Quát đã nói. Sự hưng thịnh này có sự đóng góp không nhỏ của vua Trần Nhân Tông và hệ tư tưởng của dòng thiền do vua sáng lập. Sự thật như thế, với minh văn như thế. Vậy mà vẫn có những người cứ bảo Phật giáo suy tàn vào cuối thời Trần. Đặc biệt sau cái chết của Thiền sư Huyền Quang (1254-1334) thì Phật giáo “thời hưng thịnh chấm dứt”.

Tìm hiểu đường lối thực hành Thiền phái Trúc Lâm

Tôn giáo

Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng.

Thực hiện chính sách tôn giáo theo tinh thần nghị quyết Đại hội XI của Đảng

Tôn giáo

Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo, có tôn giáo du nhập từ bên ngoài vào, có tôn giáo nội sinh. Trong những năm qua tôn giáo ở Việt Nam phát triển phong phú và đa dạng làm cho tình hình tôn giáo ở Việt Nam có những thay đổi cơ bản.

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.1)

Tôn giáo

Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo. Thế thì, vua đã sống và hành động theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì?

Phật giáo thời Lý và những ảnh hưởng trong đời sống tinh thần ở làng xã

Tôn giáo

Giáo lý Phật giáo đồng nhất bản chất của thế giới vật chất với bản thể con người, do đó, Phật giáo thời Lý có chung một phương pháp khi xem xét con người và xem xét vũ trụ: sự vận động của vũ trụ phải nằm trong trạng thái cân bằng, và vận động của tư duy con người cũng phải có sự cân bằng cần thiết.

Thiền Sư Pháp Loa và Pháp Chỉ thẳng

Tôn giáo

Thiền sư Pháp Loa dạy: "Mọi người nếu hướng vào Đệ nhất nghĩa mà nói thì suy nghĩ là sai, mở miệng là lầm. Vậy thì làm sao sinh Đế, làm sao sinh Quán? Nay thử căn cứ vào đầu Đệ nhị mà nói thì cũng chẳng được sao?". Nói về pháp dạy người, thật sự đối với các thiền sư, xưa nay các ngài không có bất cứ một pháp nào, khả dĩ làm tiêu chuẩn để trao cho mọi người cả. Bởi vì pháp dạy người đó, luôn luôn tùy thuộc vào căn bệnh của người đối thoại mà các ngài cho thuốc.

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.2)

Tôn giáo

Vấn đề nhân quả là vấn đề trọng yếu trong tư tưởng Phật giáo và có nhiều người đã giải thích ý nghĩa nhân quả rất tường tận, nhưng đứng về phương diện tư tưởng trong số đó có một ít người giải thích không đúng giá trị của nhân quả. Tư tưởng nhân quả của Phật giáo mà đức Phật đã chủ trương cách đây hơn 25 thế kỷ đều được thiết lập trên lập trường duy tâm luận mà tư tưởng này không phải xây dựng trên lập trường duy vật luận.

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.1)

Tôn giáo

Duy thức học là môn học về tâm bắt đầu từ nơi thức, nguyên do tâm chính là bản thể của thức và thức thì được phát sinh từ nơi tâm thể. Tâm thể nếu như không có thì nhất định không có thức và thức thì thuộc về sự tác dụng của tâm thể nên gọi là tâm thức. Nhưng tâm thức ở đây là chỉ cho tạng thức (thức Alaya) là một loại tâm thức có khả năng tàng trữ, xây dựng và bảo trì vạn pháp.

Cõi âm có hay không? Nhận thức của Phật giáo đối với vấn đề này

Tôn giáo

Tôi không thể tin là có một cõi sống đặc biệt dành riêng cho những người đã chết. Nghĩa là có các cõi sống khác nhau, nhưng không có một cõi nào của người đã chết cả. Không thể có cõi sống dành cho những người chết, đó là một mâu thuẫn ngay trong bản thân từ ngữ, một chuyện tưởng tượng, hoang đường. Đạo Phật công nhận có cõi sống trung ấm, nhưng đó là một cõi sống tạm thời, trung gian. Thân trung ấm cũng là một loại thân vật chất, tuy rằng đó là loại vật chất đặc biệt mà con mắt thịt của cõi người không thể thấy được. Nhưng đã là thân vật chất thì không thể tồn tại lâu được, nó cũng phải biến đổi và hoại diệt.

Giá trị của Khoa học & Quan trọng của Phật giáo (P.4)

Tôn giáo

Điều tối quan trọng, Phật giáo không vì kiến thức văn minh rực rữ của khoa học mà bắc quàng làm sang. Hiển nhiên, khoa học chưa đủ khả năng để chứng minh Phật giáo. Ngược lại, Phật giáo dư trí tuệ để giải thích khoa học bởi vì Phật giáo đã vượt quá xa khoa học. Ngược lại, khoa học chưa hoàn toàn nhận thấy được hào quang thâm diệu của Phật pháp để dựa vào cái trí tuệ anh minh, viên diệu quảng đại, vô biên vô lượng đó của Phật giáo mà giải thoát được cố chấp nhị nguyên (dualism).

Những đặc điểm của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam

Tôn giáo

Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh tồn và phát triển. Dân tộc Việt Nam là một chủng tộc có ngôn ngữ riêng biệt thuần nhất, có nền văn hóa nhân bản đặc thù, siêu việt và nền văn hóa này có khả năng chuyển hóa, dung hợp tinh ba của tất cả nền văn hóa nhân loại biến thành chất liệu sống và ý nghĩa sự sống bồi dưỡng cho sinh mệnh dân tộc mang tính chất Rồng Tiên nảy nở phát triển và trường tồn bất diệt trải dài lịch sử hơn bốn ngàn năm văn hiến kể từ khi lập quốc cho đến ngày nay.