Danh sách bài viết

Ba phương án cho kỳ thi THPT quốc gia đều chưa hợp lý

Cập nhật: 06/08/2014

TP - Việc đơn giản hóa với 1 kỳ thi 2 mục tiêu là tốt; tuy nhiên, để chọn một phương án thích hợp trong 3 phương án Bộ GD&ĐT vừa công bố là khó, vì, cả 3 phương án đều chưa hợp lý. Ông Vũ Văn Hóa, nguyên Giám đốc Học viện Tài chính, hiện là Phó Hiệu trưởng ĐH Công nghệ và Kinh doanh Hà Nội nói.
 
Thí sinh trao đổi sau khi làm bài thi đại học 2014. Ảnh: Hồng Vĩnh
Thí sinh trao đổi sau khi làm bài thi đại học 2014. Ảnh: Hồng Vĩnh
Ông Hóa cho biết:
Trong 3 phương án mà Bộ GD&ĐT đưa ra, một phương án quá nhiều môn, còn một chưa rõ tuyển vào đại học (ĐH) sẽ như thế nào… Theo tôi, không nhất thiết phải chọn quá nhiều môn mà chỉ cần chọn các môn học ở phổ thông để kiểm tra kiến thức; nếu các trò đạt thì đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp.

Chọn đến 11-12 môn thi là không cần thiết và làm nặng nề thêm kỳ thi; lại thi đến ba ngày là quá dài mà chỉ nên thi tối đa 2 ngày. Trong các môn đã chọn thi, chỉ cần ra một phần tích hợp để chọn vào học trường ĐH. Bộ GD&ĐT có nhiều chuyên gia, đều “nằm” lâu trong các trường ĐH mà ra; vì vậy, cần thảo luận chi tiết và thảo một đề cương, đưa ra để các chuyên gia thảo luận; cũng chỉ nên chọn ra 1-2 phương án, không nên đưa ra quá nhiều phương án.

Ai tổ chức thi?

Trách nhiệm này nên thuộc về các giám đốc sở GD&ĐT vì đây là kỳ thi tốt nghiệp THPT chưa phải thi vào ĐH. Vì vậy, kỳ thi này nên để địa phương thực hiện dưới sự giám sát của Bộ GD&ĐT; trường ĐH không nên nhúng tay vào quá sâu. Sau này, ở khâu tuyển chọn, Bộ có thể cho phép các trường kiểm tra thêm.

Ví dụ, một thí sinh có thể có điểm tốt nghiệp rất cao nhưng nếu một trường ĐH nào đó vẫn chưa thấy đáp ứng được tiêu chí của họ thì vẫn có thể phải qua một cuộc phỏng vấn hoặc kiểm tra thêm 1-2 môn nào đó. Tuy nhiên, mọi việc phải cần được thí điểm trước khi thực hiện trên toàn quốc vào năm 2016. Giáo dục đã thí điểm trên học trò nhiều lần rồi, cần hết sức thận trọng!

Vẫn phải có điểm sàn

Với kỳ thi như thế, chọn được người học ĐH là khó khăn chứ không đơn giản. Phải có mức điểm quy định để các trường ĐH tuyển sinh; ví dụ, các trường tốp trên lấy điểm của 2-3 môn nào đó là 15 điểm; trường tốp dưới 9-10 điểm và cái khó là phải sắp xếp các môn thi quét được lượng kiến thức phổ thông và có kiến thức nâng cao để các trường tuyển chọn.

Khó nữa là quy định bao nhiêu môn thi thì vừa, ví dụ 6-7 môn thì cần có 3 môn dành cho các ĐH tuyển chọn thích hợp theo khối A, B, C, D. Sau đó, các trường căn cứ điểm thi quy định, cộng với điểm ưu tiên cho các đối tượng theo quy định hiện hành và quyết định điểm tuyển chọn. 

Ông Vũ Văn Hóa

“Theo tôi, không nhất thiết phải chọn quá nhiều môn mà chỉ cần chọn các môn học ở phổ thông để kiểm tra kiến thức; nếu các trò đạt thì đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp. Chọn đến 11-12 môn thi là không cần thiết và làm nặng nề thêm kỳ thi” . 
 

Phó Hiệu trưởng ĐH Công nghệ và Kinh doanh Hà Nội Vũ Văn Hóa

Đây là một kỳ thi rất khó, trường làm nghiêm thì điểm đúng; trường làm không nghiêm thì điểm khác; thậm chí, có trường tổ chức giải bài giúp thí sinh như đã từng xảy ra (dù là hy hữu) thì kết quả phản ánh không trung thực. Câu hỏi được đặt ra là kiểm soát thế nào?
Theo tôi, nếu giáo dục phổ thông đảm đương được thì tốt; nếu không, các trường ĐH, CĐ sẽ tham gia cùng để đảm bảo sự công bằng. Vì chủ chốt là giáo dục phổ thông tại địa phương thực hiện kỳ thi nên các trường tham gia đến mức độ nào thì Bộ GD&ĐT xem xét và điều động. 
Nếu tin tưởng hoàn toàn thì cũng có thể giao cho địa phương. Nếu các trường ĐH tham gia quá sâu thì coi như làm thay và vô cùng tốn kém, có thể còn tốn kém hơn kỳ thi tuyển sinh hiện nay.
Tôi nhớ, một năm chúng tôi tham gia làm thi ở Yên Bái, Tuyên Quang, Hải Dương với 400-500 cán bộ đi về các huyện, các trường phổ thông; ăn ở, đi lại, thi trong 2 ngày, chi tiêu mất 4 ngày, chi phí không nhỏ, tốn kém gần bằng một kỳ thi tổ chức tại trường hiện nay.

Tin tưởng địa phương nhưng… không dám chắc!

Tôi tin tưởng ở địa phương nhưng không dám chắc địa phương nào làm tốt địa phương nào làm không tốt. Đặc biệt, không để địa phương chấm thi. Nhiều người trong chúng ta đều chưa quên bài học tuyển thẳng ngày trước, khi học sinh tốt nghiệp THPT loại giỏi được vào thẳng ĐH.

Khi đó, có hàng nghìn thí sinh vào thẳng; hết năm thứ nhất, kiểm tra thì chỉ có 15-20 % trong số đó là học sinh khá giỏi đích thực, 80% thuộc diện được “cấy điểm” để đủ điều kiện tuyển thẳng.

Theo tôi, thực ra tốt nghiệp THPT và điểm tuyển chọn chỉ là điểm khởi đầu. Điều quan trọng để trở thành người tài năng, nhân viên mẫn cán thuộc về quá trình đào tạo. Nếu điểm thi tốt mà đào tạo không tốt thì nguồn nhân lực cũng không thể đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay.

Tiền Phong

Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?