Danh sách bài viết

Bắc cực đã “nóng” lên!

Cập nhật: 14/10/2020

“Người Nga gửi tàu ngầm để cắm một lá cờ nhỏ ở lòng Bắc Băng Dương, còn chúng tôi gửi thủ tướng của mình”, một nguồn tin Chính phủ Canada tuyên bố ngày 9-8 trên tờ Kommersant (Nga) về chuyến thăm ba ngày (từ 8-8) ở Bắc cực của Thủ tướng Stephen Harper.

Chuyến đi của Thủ tướng Stephen Harper được chuẩn bị từ trước, nhưng nó bỗng có ý nghĩa đặc biệt sau chuyến khảo sát “Bắc cực 2007” của Nga. Trong chuyến thăm, ông tuyên bố mở rộng công viên quốc gia Nahanni, thành lập một cơ sở huấn luyện nhằm đào tạo binh sĩ tham gia các chiến dịch trong điều kiện khí hậu Bắc cực, công bố quyết định xây dựng cảng nước sâu tại một trong các điểm dân cư Canada bên bờ Bắc Băng Dương.

Chuyến thăm của ông Harper diễn ra cùng lúc với các cuộc tập trận qui mô NANOOK - 07 của quân đội Canada, với sự tham gia của 600 binh sĩ các binh chủng; được bản tin canada.com gọi là “màn trình diễn 3 triệu USD”. Trung tướng chỉ huy diễn tập Marc Dumais tuyên bố các chiến dịch này là một bước quan trọng để đảm bảo chủ quyền đất nước, mặc dù tính chất của cuộc tập trận cho thấy ý định của Ottawa trong cuộc chiến giành Bắc cực, đặc biệt là sau khi người Nga cắm cờ dưới lòng Bắc Băng Dương ngày 2-8.

Địa điểm Nga cắm cờ dưới đáy đại dương, trên mạch núi ngầm Lomonosov mà Nga muốn chứng minh là phần kéo dài của thềm lục địa Siberia (Ảnh: AFP)

Ngoại trưởng Canada Peter McKay đã chỉ trích: “Giờ đâu phải thế kỷ 15. Không thể đi khắp thế giới, cắm cờ rồi nói chúng tôi tuyên bố lãnh thổ này là của mình”. Thủ tướng Harper cũng nói: “Viêc cắm cờ Nga lần nữa cho thấy Canada phải bảo vệ chủ quyền ở Bắc cực của mình”.

Nga cắm quốc kỳ dưới đáy biển Arctic

Cánh tay rôbôt trên tàu ngầm Mir-1 cắm lá cờ của Nga dưới đáy Bắc Băng Dương (Ảnh: AP, Bloomberg)

Về bề ngoài, sự tích cực của Canada ở Bắc cực (kể cả quân sự) có vẻ không làm người Nga lo ngại. “Tất cả các nước nào có quyền nghiên cứu đều có thể tiến hành những hoạt động đó nếu diễn ra trong khuôn khổ pháp luật” - đại diện của Bộ Thông tin Nga A. Krivtsov bình luận về các động thái của Canada tại Bắc cực. Tuy nhiên, ông này khuyên Canada không nên nói gì về lá cờ Nga ở đáy đại dương. Ông Krivtsov nói: “Chúng tôi tới đó trước và đã cắm lại lá cờ. Có gì mà phải trả lời?”.

Như vậy đến nay sau Nga, đã có Mỹ và Canada tham gia cuộc khẳng định chủ quyền Bắc cực. Ngay sau khi đoàn khảo sát Nga tuyên bố thành công trở về, lực lượng tuần duyên Mỹ đã gửi một tàu phá băng đến biển Bering. Chuyên gia luật quốc tế Michael Byers của Đại học British Columbia (Mỹ) bình luận: “Dĩ nhiên là các nghiên cứu khoa học đang diễn ra, song các sự kiện cũng có tính chất của một cuộc chạy đua không gian. Chúng ta (người Mỹ) cần nghĩ đây là một sứ mệnh Mặt trăng của chúng ta, đòi hỏi một mức độ cam kết chính trị tương tự (cuộc chinh phục Mặt trăng). Chúng ta đang chơi với các đại gia ở đây”.

NG.THANH

Theo Kommersant; Canada.com, Tuổi trẻ

Canada từng yêu cầu chủ quyền của mình ở Bắc cực từ cuối những năm 1950. Khi đó tòa quốc tế đã từ chối yêu sách này, nhưng có phán quyết lãnh thổ này có thể trở thành của Canada nếu trong một thế kỷ nữa không ai chứng minh lòng Bắc Băng Dương thuộc về họ. Không muốn khoanh tay ngồi chờ, chính quyền Canada đã quyết định thúc đẩy chương trình xây dựng tám tàu tuần tra trên biển trị giá hơn 7 tỉ USD.

Ngoài ra, Thủ tướng Harper cũng ra sức nhắc nhở lại những lời hứa tranh cử trước của Đảng Bảo thủ do ông lãnh đạo về việc mua một số tàu phá băng có thể đi trên băng dày 6m. Canada còn có dự án tham vọng khác: “Con đường đến Tuk”, cho phép nối thành phố ngay bờ biển Tuktoyaktuk với phần phía nam đất nước và bằng cách đó thiết lập một tuyến đường thường trực dẫn tới Bắc Băng Dương.


Nguồn: /

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ