Danh sách bài viết

Bí ẩn cơn mưa chất nhầy mang theo thứ dịch bệnh khiến cả thị trấn nhập viện

Cập nhật: 12/04/2024

Từ xa xưa đến giờ, những bí ẩn luôn là thứ khiến các nhà khoa học phải "đau đầu" tìm câu trả lời. Thậm chí cho đến ngày nay, dù có những kỹ thuật và máy móc tân tiến nhất, nhưng con người vẫn không thể lý giải được một số hiện tượng siêu nhiên. Điển hình phải nhắc đến bí ẩn y học về cơn mưa chất nhầy tại Mỹ từng gây chấn động một thời.

Phát hoảng vì tưởng mưa nhưng hóa ra là… dịch nhầy

Sự việc kỳ quái này xảy ra vào ngày 7/8/1994 tại thị trấn Oakville, Washington (Mỹ). Khoảng 3 giờ sáng, một số người bỗng nghe tiếng lách tách ngoài trời nên nghĩ là cơn mưa rào nhỏ, vì trước đó đã có một cơn bão quét qua. Tuy nhiên, họ thấy có điểm bất thường là "nước mưa" lần này chảy rất chậm trên kính cửa sổ, cảm giác giống như keo dính hơn là nước.

Những "hạt mưa" chất nhầy được người dân gom lại trên tay.
Những "hạt mưa" chất nhầy được người dân gom lại trên tay.

Mở cửa ra ngoài, người dân trong thị trấn mới biết đó không phải nước mà là một chất sền sệt, ai cũng lắc đầu khó hiểu vì chưa thấy qua lần nào. Chúng có kích thước bằng nửa hạt gạo. Trong vòng 3 tuần sau đó, cơn mưa kỳ lạ này đã xuất hiện tổng cộng 6 lần.

"Khi tôi lái xe vào đêm đó, gạt mưa không thể nào lau sạch thứ chất nhầy kia nên phải tấp vào cây xăng. Sờ vào thì thấy chúng rất mềm, cảm giác giống như các loại thạch chúng ta hay ăn" - David Lacey, sĩ quan cảnh sát chia sẻ về cơn mưa này.

Những tưởng đây chỉ là sự việc hiếm gặp và không để lại sự cố gì, nhưng vào tối cùng ngày, David cùng hàng trăm cư dân trong thị trấn Oakville bỗng thấy khó thở. Triệu chứng của loại bệnh này giống hệt như bị cúm nhưng nặng nề hơn, bệnh nhân thường xuyên buồn nôn và chóng mặt không rõ lý do, uống thuốc gì cũng không hết.

Cơn mưa chất nhầynày đã mang theo loại dịch bệnh không ai biết, đến cả bác sĩ cũng "bó tay". Phía cảnh sát đã ghi nhận hầu như tất cả mọi người ở Oakville đều mắc bệnh kéo dài từ 7 tuần – 3 tháng.

Không ai giải thích được thứ chất nhầy này là gì, chỉ biết nó mang tới dịch bệnh.
Không ai giải thích được thứ chất nhầy này là gì, chỉ biết nó mang tới dịch bệnh.

Đỉnh điểm của thứ dịch bệnh này chính là hàng chục con mèo, con chó bỗng lăn ra chết. Ban đầu người ta cho rằng đây chỉ là sự trùng hợp, nhưng một cư dân của thị trấn là bà Dotty Hearn, đã xác nhận con mèo cưng của bà qua đời sau khi tiếp xúc với cơn mưa khoảng vài tiếng.

"Bản thân tôi cũng mắc phải căn bệnh kỳ lạ này, đến bệnh viện khám thì bị nhiễm trùng tai trong nặng. Con mèo nhà tôi không lâu sau cũng qua đời. Nếu không phải do cơn mưa kia thì còn lý do gì giải thích nữa" - Bà Dotty buồn bã kể lại.

Có bằng chứng, vật chứng nhưng vẫn là bí ẩn y học

Trước những sự việc kỳ lạ đang xảy ra trong thị trấn, con gái của bà Dotty – Sunny Barcliff, đã thu gom và mang mẫu chất lỏng đó đi xét nghiệm. Các nhà khoa học đã rất kinh ngạc khi khám phá ra thứ chất nhầy này có chứa… tế bào bạch cầu của con người.

Sau nhiều nghiên cứu khác nhau, họ còn phát hiện thêm một điều bất ngờ nữa: Chất nhầy đó chứa hai loại vi khuẩn, một trong số chúng thường được tìm thấy trong hệ thống tiêu hóa của con người. Dù vậy nhưng không ai có thể xác định được "giọt mưa" này là cái gì, bằng cách nào chúng lại gây ra cơn cảm cúm cho toàn bộ thị trấn.

Thị trấn Oakville, nơi bị cơn mưa chất nhầy mang tới dịch bệnh cúm khó hiểu.
Thị trấn Oakville, nơi bị cơn mưa chất nhầy mang tới dịch bệnh cúm khó hiểu.

Tiến sĩ David Litle - người phát hiện ra chất nhầy có chứa tế bào bạch cầu của con người, đã mang mẫu vật đến Ban Phản ứng sự cố chất lỏng độc hại tại Khoa Sinh thái học Trung ương Washington (Mỹ) để xem xét kỹ hơn. Các nhân viên tại đây cho biết, tế bào bạch cầu này khác một chỗ là không có nhân như con người.

Trưởng Ban Phản ứng sự cố là ông Mike Osweiler, đoán rằng chất nhầy này có thể là chất thải từ nhà vệ sinh máy bay. Tuy nhiên ý kiến này đã bị Cục Quản lý Hàng không bác bỏ ngay lập tức, bởi những chất thải dạng lỏng từ máy bay dân dụng đều được nhuộm màu xanh, trong khi chất nhầy kia lại trắng trong.

Giả thuyết thứ hai thú vị hơn lý giải chất nhầy là những con sứa phát nổ. Phi đoàn máy bay chiến đấu số 354 thả nhiều quả bom xuống vùng biển Thái Bình Dương ngoài khơi Washington vào thời gian đó. Bom rơi trúng một đàn sứa có thể là nguồn gốc của mưa chất nhầy Oakville.

Paul Johnson, giáo sư danh dự ngành sinh vật học ở Đại học Bắc Georgia, có khả năng một phần cơ thể sứa bị bắn vào khí quyển và tích tụ trong cơn bão. Mưa động vật không phải điều mới lạ, nhưng tổng cộng 6 lần mưa chất nhầy rơi xuống thành phố, nên rất khó hình dung mảnh vụn sứa có thể trôi nổi trong không trung lâu như vậy.

Ngày 20/8/1994, Cơ quan sinh thái bang Washington tiến hành phân tích chất nhầy. Nhà khoa học Mike Osweiler của họ kiểm tra hạt chất nhầy Oakville và tìm thấy một số tế bào với kích thước đa dạng. Kết quả này dường như bác bỏ giả thuyết về tiểu cầu trước đây, do tế bào không có nhân. Là sinh vật đa bào thuộc ngành Sứa lông châm, sứa cấu tạo từ tế bào nhân thực giống như nhiều động vật khác, bao gồm nhân cùng với bào quan bao bọc bởi lớp màng.

Dạng sống không có nhân sẽ cấu thành tế bào nhân sơ, thường thấy ở vi khuẩn và cổ khuẩn. Nhà vi sinh vật học Mike McDowell của Cơ quan y tế công cộng bang Washington (WSPHD), cho biết ông và cộng sự không thể nhìn thấy cấu trúc nào thông qua quan sát kính hiển vi. Họ đặt chất nhầy trong nhiều loại chất nền vi sinh vật học và tìm cách tách vi khuẩn. Báo cáo của WSPHD ghi nhận sự có mặt của hai loại vi khuẩn là Pseudomonas fluorescens và Enterobacter cloacae, cả hai đều sống trong đường tiêu hóa của con người hoặc động vật có vú khác. Chúng cũng có trong môi trường ở nơi tập kết rác thải, có thể di chuyển trong nước và aerosol.

Một số giả thiết khác cho rằng hiện tượng kỳ lạ này đến từ việc thử nghiệm vũ khí sinh học mới, hoặc là một vụ tấn công sinh học của quân đội. Người dân nghi ngờ điều này vì họ thấy máy bay quân đội xuất hiện mọi ngày trên bầu trời thị trấn Oakville, trước khi cơn mưa diễn ra không lâu.

Có nhiều giả thiết về chất nhầy này, nhưng vẫn chưa làm sáng tỏ hoàn toàn.
Có nhiều giả thiết về chất nhầy này, nhưng vẫn chưa làm sáng tỏ hoàn toàn.

Có một giả thiết thuyết phục mọi người hơn, cơn mưa chất nhầy này bắt nguồn từ những đợt thả bom của quân đội ngoài khơi cách 80km so với Oakville. Điều này khiến một đàn sứa bị nổ tung và rơi xuống như mưa. Hiện tượng này được gọi bằng Star Jelly.

Tuy có rất nhiều đồn đoán nhưng sự việc này vẫn bị bỏ ngỏ, không ai có thể lý giải chính xác. Sau này, sự việc ở Oakville còn bị "tam sao thất bản" trên chương trình Unsolved Mysteries vào ngày 9/5/1997. Đến bây giờ, đây vẫn là một bí ẩn trong lịch sử nhân loại.


    Nguồn: /

    Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

    Các ngành công nghệ

    Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

    Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

    Các ngành công nghệ

    Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

    Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

    Các ngành công nghệ

    Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

    Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

    Các ngành công nghệ

    Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

    Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

    Các ngành công nghệ

    Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

    Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

    Các ngành công nghệ

    Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

    Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

    Các ngành công nghệ

    Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

    Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

    Các ngành công nghệ

    Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

    Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

    Các ngành công nghệ

    Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

    Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

    Các ngành công nghệ

    Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.