Danh sách bài viết

Bí quyết chiến thắng trong các cuộc tranh biện

Cập nhật: 25/10/2023

Nguyễn Ngọc Tú Uyên - tranh biện viên xếp hạng 18 trong Giải vô địch tranh biện châu Á 2017 cho rằng, người tham gia các cuộc tranh biện cần trải qua quá trình tích lũy kiến thức, rèn luyện sự tự tin.

- Chị tham gia tranh biện trong bối cảnh nào?

- Lúc còn bé, tôi sống ở Bến Tre, dù có nghe qua nhưng rất lạ lẫm với những khái niệm như tranh biện, hùng biện... Mối quan tâm hàng đầu lúc đó là các môn văn hóa và thi cử, kỹ năng mềm gần như chưa có chỗ đứng hoặc thường phớt lờ.

Tôi đến tranh biện rất tình cờ thông qua một người bạn Indonesia làm quen trong chương trình trao đổi thanh niên châu Á. Trường của bạn, Đại học BINUS, mỗi năm đều tổ chức Asian English Olympics, trong đó có phần thi tranh biện. Năm 2016, bạn đã tìm đến tôi với hy vọng tôi có thể giúp tìm một đội đến từ Việt Nam tham dự cuộc thi.

Tôi bắt đầu hành trình với tranh biện cùng một người em là Vũ Anh Tuấn. Sau khi tham dự cuộc thi, bản thân tôi bất ngờ vì 2 điều: các tranh biện viên nước ngoài đều ngạc nhiên khi nhìn thấy người Việt ở đấu trường tranh biện quốc tế; đây là một môn thể thao trí tuệ không giới hạn tuổi tác, trình độ. Từ đó, tôi và những người cùng đam mê mong muốn mang tranh biện theo những mô hình, chuẩn thi đấu tốt nhất về Việt Nam.

Nguyễn Ngọc Tú Uyên - Diễn giả xếp hạng 18 trong Giải vô địch tranh luận châu Á 2017. Ảnh: Phạm Chiểu.

Nguyễn Ngọc Tú Uyên - tranh biện viên xếp hạng 18 trong Giải vô địch tranh luận châu Á 2017 tại buổi ra mắt sân chơi The Debate Challenge cuối tháng 3 . Ảnh: Phạm Chiểu.

- Chị trau dồi kiến thức, kỹ năng tranh biện ra sao?

- Trong tranh biện, có hai cách cơ bản để trao dồi kỹ năng là luyện tập và đọc sách hoặc xem video hướng dẫn. Cá nhân tôi phù hợp với cách học ứng dụng hơn nên chủ yếu luyện tập thông qua nhiều hình thức: tự đấu với mình, đấu với người khác, quan sát trận đấu.

Về kiến thức thì không có giới hạn nên gần như ngày nào cũng phải đặt ra mục tiêu tìm hiểu về một mảng kiến thức nào đó, quan trọng là làm cho quá trình học thú vị. Tôi tập trung đọc những mảng kiến thức mà mình còn yếu, bắt đầu bằng những tài liệu hài hước, sau đó có thể bổ trợ bằng xem video, phim tài liệu. Khi kiến thức cơ bản dần hình thành, tôi đọc những bài viết chuyên ngành, sách.

- Kỷ niệm đáng nhớ của chị khi tham gia các sân chơi tranh biện?

- Tôi từng thua trước một học sinh lớp 7 của Indonesia về chủ đề quan hệ quốc tế - chuyên ngành đại học của bản thân lúc đó. Trận thua đó bất ngờ với tôi vì tôi rất tự tin về kiến thức của mình nhưng quên mất việc cần giải thích logic những điều mình biết cho giám khảo, dẫn đến việc lập luận không đạt tiêu chuẩn.

- Chị rút ra bài học gì từ lần thất bại này?

- Bài học lớn nhất của tôi lúc đó: kiến thức và kỹ năng là những yếu tố đi liền, chỉ cần thiếu một trong hai sẽ dễ dàng mất đi tính thuyết phục. Ngoài ra, việc thua một học sinh lớp 7 còn khiến tôi đặt ra nhiều câu hỏi: làm thế nào một học sinh lớp 7 có thể trình bày đầy đủ như thế, đứng trước một chủ đề xa lạ với học sinh, những đối thủ lớn hơn, làm thế nào em ấy có thể tự tin đến vậy? Đây chính là điều thôi thúc bản thân học nhiều hơn, mang tranh biện về cho học sinh Việt.

Nguyễn Ngọc Tú Uyên (thứ 3 từ trái qua phải) trưởng ban giám khảo của sân chơi The Debate Challenge. Ảnh: Phạm Chiểu.

Nguyễn Ngọc Tú Uyên (thứ 3 từ trái qua phải) là trưởng ban giám khảo của sân chơi The Debate Challenge. Ảnh: Phạm Chiểu.

- Theo chị, yếu tố nào giúp trở thành người tranh biện giỏi?

- Mỗi người cần trang bị sự tự tin, kiến thức, kỹ năng. Sự tự tin chính là vốn gốc, nếu không có sự tự tin, cơ bản bạn sẽ không thuyết phục được ai vì ngay cả bạn cũng chưa tin vào điều mình nói. Kiến thức trở thành chất liệu để thuyết phục người nghe, chất liệu càng tốt thì sản phẩm có chất lượng càng cao. Kỹ năng chính là cách sử dụng nội dung để phát huy tối đa công dụng, có khi còn tăng thêm giá trị cho nội dung.

- Chị thấy học sinh Việt Nam tranh biện như thế nào?

- Xét trên ba phương diện: sự tự tin, kiến thức và kỹ năng thì nhiều học sinh Việt Nam thiếu tự tin, chưa quyết đoán vì các lý do như: rào cản ngôn ngữ, sợ sai... Nếu xét về kiến thức thì học sinh Việt có vốn kiến thức tốt, đa dạng, những bạn đọc nhiều thì kiến thức tốt, nhưng kinh nghiệm sống lại chưa dày.

- Năm nay, với vai trò trưởng ban giám khảo của sân chơi The Debate Challenge, chị sẽ giúp gì cho thí sinh tham gia chương trình?

- Tôi sẽ là người thực hiện những phần chuẩn bị về chuyên môn từ tài liệu huấn luyện đến nội dung thi đấu. Trưởng ban giám khảo có nghĩa vụ đảm bảo mặt chuyên môn của giải, tạo ra thêm nhiều giám khảo chất lượng cho cộng đồng về sau.

The Debate Challenge là một sân chơi được đầu tư nghiêm túc từ khâu tổ chức, hình ảnh, nội dung với số đội lên đến 64 đội bảng Việt, 32 đội bảng Anh chạy song song hai đầu cầu Hà Nội và TPHCM. Tham gia cuộc thi, bạn trẻ thử thách bản thân, vượt qua định kiến của chính mình, có cơ hội nhận học bổng Swinburne Việt Nam, tham gia đấu trường tranh biện quốc tế.

Đăng ký tham dự The Debate Challenge tại đây.

Ngọc Thi

The Debate Challenge do VnExpress phối hợp với Swinburne Việt Nam tổ chức. Đây là sân chơi dành cho học sinh THPT toàn quốc với cả hai bảng đấu tiếng Anh và tiếng Việt.

"Let’s Debate for Innovation" (cùng tranh biện để sáng tạo) là thông điệp của cuộc thi. Chủ đề tranh biện hướng tới những vấn đề nóng của xã hội, thiết thực với giới trẻ.

Tổng giá trị giải thưởng cho các đội chiến thắng lên đến 8 tỷ đồng, bao gồm tiền mặt, các suất học bổng giá trị tại Swinburne Việt Nam, nhiều phần quà đến từ nhà tài trợ trong, ngoài nước. Xem thêm thông tin cuộc thi tại đây.


Nguồn: /

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...