Danh sách bài viết

Ca truyền máu đầu tiên trên thế giới diễn ra thế nào?

Cập nhật: 29/05/2023

Ít ai biết rằng, để có thể tiến hành được việc truyền máu quá đỗi bình thường ở thời điểm hiện tại, các nhà khoa học đã tốn không ít công sức, tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm mạo hiểm...

Những thử nghiệm truyền máu thành công được bắt đầu ở thế kỷ XIX và phát triển mạnh ở thế kỷ XX. Câu chuyện về sự ra đời của ngành huyết học truyền máu gắn liền với những cuộc thí nghiệm li kỳ từng gây ra cái chết cho không ít người.

Ý tưởng táo bạo và những thí nghiệm chết người

Ý tưởng về việc truyền máu lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng những năm giữa thế kỷ 17 bởi các danh y thời kỳ này và được ghi chép lại bởi một người có tên là Stefano Infessura. Theo ghi chép, vào năm 1492, khi một nhân vật tầm cỡ bị bệnh và rơi vào tình trạng hôn mê, máu của 3 cậu bé đã được các thần y dùng để truyền cho giáo hoàng qua đường miệng.

Thời điểm đó, người ta chưa hiểu rõ về quá trình tuần hoàn máu và nguyên lý của việc truyền máu mà chỉ xem máu như là một yếu tố quan trọng nuôi sống cơ thể con người. Những cậu bé được chọn để lấy máu mới chỉ lên 10 tuổi, sau khi bị lấy đi một lượng máu đáng kể để phục vụ giáo hoàng đã phải nhận lấy cái chết do mất máu.

Năm 1660, sau phát hiện của William Harvey về quy luật tuần hoàn của máu trong cơ thể, các chuyên gia phẫu thuật tại London - Anh và Paris - Pháp bắt đầu tiến hành thí nghiệm truyền máu từ những con bê và những con cừu sang những con chó, hoặc truyền máu từ chó sang cho những con bò, hay từ dê sang ngựa… Song thí nghiệm đáng chú ý nhất là cuộc truyền máu thử nghiệm từ cừu sang cho con người. Người được chọn tham gia cuộc thử nghiệm nhận máu từ cừu này là một người Anh có tên là Arthur Coga.

Cuộc thử nghiệm đã đạt được thành công, theo đánh giá của các nhà khoa học khi đó, bởi ít nhất bệnh nhân Arthur Coga đã hồi phục được một chút thời gian trước khi bị chết.

Thí nghiệm về truyền máu được tiến hành trên động vật và giữa động vật với con người.
Thí nghiệm về truyền máu được tiến hành trên động vật và giữa động vật với con người.

Sau cuộc thử nghiệm táo bạo và cái chết của Coga, năm 1667, không từ bỏ hy vọng của mình, các bác sĩ phẫu thuật tại London - Anh và vị cộng sự người Pháp là bác sĩ Jean Baptiste Denis tiếp tục với một cuộc thử nghiệm khác.

Bác sĩ Denis đã tiến hành đồng thời thí nghiệm truyền máu từ một con cừu non sang cho một cậu bé 16 tuổi đang bị ốm nặng và thí nghiệm truyền máu từ một con bê sang cho một bệnh nhân có tên là Antoine Mauroy.

Kết quả là các bệnh nhân của ông đều bị chết. Suốt một thời gian dài kể từ khi những cuộc thí nghiệm về truyền máu không mang lại kết quả đối với con người, người ta gần như không dám tiến hành một cuộc thử nghiệm mạo hiểm nào khác về truyền máu.

Thành công sau 150 năm chờ đợi

Thành công đầu tiên trên con người chỉ thực sự đến vào thập niên đầu của thế kỷ 19. Khi đó, khoa học vẫn chưa phát hiện ra các nhóm máu. Người mạnh dạn thực hiện thành công cuộc thử nghiệm này là bác sĩ sản khoa James Blundell, người Anh.

Năm 1818, bác sĩ Blundell đã tiến hành lấy máu của chồng một sản phụ bị mất máu do băng huyết để truyền cho người vợ và đã đạt được thành công bất ngờ. Kể từ sau thành công đó, suốt từ năm 1825 đến năm 1830, bác sĩ Blundell đã thực hiện 10 ca truyền máu.

5 trong số 10 ca truyền máu đó đã mang lại hiệu quả hồi phục không ngờ cho các bệnh nhân. Bác sĩ Blundell cũng là người đã phát minh ra dụng cụ truyền máu được phổ biến cho tới ngày nay.


Bác sĩ Blundell đã tiến hành lấy máu của chồng một sản phụ bị mất máu do băng huyết để truyền cho người vợ và đã đạt được thành công bất ngờ.

Sau thành công của bác sĩ Blundell, ngành huyết học truyền máu đã thực sự phát triển và liên tiếp đạt được những thành công. Năm 1840, tại Trường đại học Y dược George – London – Anh, với sự giúp đỡ của bác sĩ Blundell, một sinh viên có tên là Samuel Armstrong Lane đã tiến hành ca truyền máu cứu sống một bệnh nhân bị mắc chứng máu khó đông. Song, tỷ lệ thành công của các ca truyền máu là rất thấp và nhờ vào sự may rủi rất lớn.

Chỉ tới năm 1901, khi nhà khoa học người áo Karl Landsteinerphát hiện ra các nhóm máu. Việc phát hiện ra các nhóm máu được xem là một phát hiện quan trọng của khoa học, bởi nó đã giúp các nhà khoa học thực hiện được công việc mà họ đã cố gắng trong suốt 2 thế kỷ, đồng thời mở ra hướng phát triển cho ngành huyết học truyền máu.

Việc truyền đúng nhóm máu phù hợp là một điều vô cùng quan trọng trong truyền máu.
Việc truyền đúng nhóm máu phù hợp là một điều vô cùng quan trọng trong truyền máu.

Đến lúc này, người ta mới nhận ra rằng: Thực tế thất bại của những thí nghiệm trước đó là do việc máu truyền vào cơ thể bệnh nhân không được tiếp nhận và bị đào thải do không đúng nhóm máu. Và việc truyền đúng nhóm máu phù hợp là một điều vô cùng quan trọng trong truyền máu.

Việc truyền máu đã trở nên an toàn hơn rất nhiều và mức độ rủi ro tử vong trong truyền máu gần như không còn. Nhờ vào phát hiện quan trọng này, Karl Landsteiner đã được trao giải Nobel y học vào năm 1930.


    Nguồn: /

    Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

    Các ngành công nghệ

    Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

    Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

    Các ngành công nghệ

    Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

    Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

    Các ngành công nghệ

    Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

    Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

    Các ngành công nghệ

    Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

    Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

    Các ngành công nghệ

    Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

    Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

    Các ngành công nghệ

    Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

    Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

    Các ngành công nghệ

    Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

    Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

    Các ngành công nghệ

    Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

    Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

    Các ngành công nghệ

    Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

    Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

    Các ngành công nghệ

    Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.